Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau khi phiên đấu giá trước bị hủy vì không có nhà đầu tư tham gia, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) tiếp tục thông báo chào bán gần 8,3 triệu cổ phiếu BVB đang nắm giữ của Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, UPCoM: BVB).
Số cổ phiếu này tương đương với 2,23% vốn của Viet Capital Bank, dự kiến được chào bán theo phương thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, với số lượng đăng ký mua tối thiểu là 100 đơn vị.
Thời gian nhận đăng ký mua là từ ngày 28/7 đến ngày 17/8 tại các đại lý đấu giá theo quy chế đấu giá do Saigonbank ban hành.
Giá khởi điểm được công bố là 22.800 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị cả lô tổi thiểu là hơn 188 tỷ đồng.
Được biết, với cùng mức giá này, ở phiên đấu giá trước của Saigonbank, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) cho biết tính đến 16h00 ngày 14/7, hệ thống đấu giá của sở ghi nhận không có nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá. Phiên đấu giá bị hủy do không đủ điều kiện tiến hành.
Trước đó, vào tháng 4/2021, Saigonbank từng công bố phương án chuyển nhượng vốn tại Viet Capital Bank, giá khởi điểm khi ấy theo thông báo là 15.610 đồng/cổ phiếu.
>>> Xem thêm: Saigonbank tiếp tục bán đấu giá hơn 8 triệu cổ phiếu BVB, giữ nguyên giá khởi điểm
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) vừa có nghị quyết về ngày cuối cùng lập danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020.
Theo đó, HĐQT HDBank đã quyết định ngày 27/8/2021 là ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/8.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho HDBank chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên hơn 20.073 tỷ đồng.
Cụ thể, HDBank sẽ phát hành hơn 398 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ phân phối 25%. Theo HDBank, nguồn vốn để phát hành từ lợi nhuận chưa phân phối đã được kiểm toán và trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định.
Năm 2021, HDBank đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 399.320 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020; huy động vốn đạt 359.851 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng lên 236.768 tỷ đồng, tăng 26% so với 2020.
Lợi nhuận trước thuế năm 2021 dự kiến đạt 7.281 tỷ đồng, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020. Sau 3 tháng đầu năm, HDBank đã hoàn thành hơn 28% kế hoạch về lợi nhuận.
>>> Xem thêm: HDBank chốt danh sách nhận cổ tức tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu vào ngày 27/8
Chiều 29/7/2021, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã tín nhiệm bầu bà Bùi Thị Thanh Hương nắm giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Trước khi làm chủ tịch NCB, bà Hương từng là tổng giám đốc Sun Group.
Ngay trước đó, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, HNX: NVB) đã tổ chức ĐHCĐ bất thường, bầu bổ sung vào hội đồng quản trị hai gương mặt mới là bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền. Như vậy, Hội đồng quản trị NCB có 5 thành viên gồm: ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Phạm Thế Hiệp, ông Kido Tamaki, bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền.
Bà Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980, tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân năm 2001, nhận chứng chỉ kiểm toán viên độc lập năm 2005 (CPA - Bộ Tài chính), tốt nghiệp thạc sỹ loại giỏi ngành quản trị kinh doanh tại Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về quản lý (CFVG) năm 2012 và được cấp chứng chỉ kế toán viên công chứng Úc năm 2014 (CPA Úc).
Bà Hương đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực kiểm toán - tài chính ngân hàng - quản lý điều hành doanh nghiệp. Theo đó, bà Hương đã nắm giữ các vị trí quản lý trong lĩnh vực quản trị chiến lược tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn như: phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - chiến lược NH TMCP Tiên phong (TPB); phó giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng NH TMCP Đông Nam Á (SSB)… Đồng thời, bà Hương còn giữ vai trò CEO tại một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam - Sun Group.
>>> Xem thêm: Bà Bùi Thị Thanh Hương trở thành tân Chủ tịch ngân hàng NCB
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Trong dự thảo này, NHNN dự kiến tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các TCTD theo hướng tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42 còn phù hợp; cùng với đó, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị quyết số 42 mà thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, sửa đổi quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) theo hướng TCTD có quyền thu giữ TSBĐ cho khoản nợ xấu mà không cần phải có thỏa thuận về việc bên nhận bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ trong hợp đồng bảo đảm.
Phía NHNN cho hay theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 42, điều kiện TCTD có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu là “Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ…”.
Tuy nhiên, các hợp đồng bảo đảm được ký kết trước thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực đều không quy định trực tiếp nội dung này (vì tại thời điểm hợp đồng được ký kết thì Nghị định 163/2006/NĐ-CP không quy định nội dung này). Do vậy, để đủ điều kiện áp dụng quyền thu giữ TSBĐ theo quy định trên, các TCTD phải đàm phán lại với bên vay/bên bảo đảm để ký lại hợp đồng bảo đảm có điều khoản thu giữ.
Dù vậy, khách hàng thường không hợp tác (không ký lại nội dung điều chỉnh hợp đồng bảo đảm có điều khoản thu giữ), vì vậy, các TCTD rất khó để thực hiện việc thu giữ TSBĐ theo Điều 7 Nghị quyết số 42.
Bên cạnh sửa đổi đáng chú ý trên, Luật về xử lý nợ xấu của các TCTD cũng sẽ sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42 theo hướng có quy định loại trừ không áp dụng.
>>> Xem thêm: Luật xử lý nợ xấu dự kiến có thay đổi gì so với Nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu?
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với thu nhập lãi thuần trong kỳ đạt hơn 11.087 tỷ đồng, tăng 37% so với quý II/2020.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh giảm mạnh gần 63% và 72%, lần lượt đạt 428 tỷ đồng và 9,4 tỷ đồng trong quý II. Ngược lại, mảng kinh doanh ngoại hối mang về hơn 986 tỷ đồng lãi thuần, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, khoản thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng này chỉ đạt hơn 23 tỷ đồng, thấp hơn đến 93,5% so con số hơn 360 tỷ đồng đạt được trong quý II/2020.
Chi phí hoạt động tăng gần 52% so với cùng kỳ năm 2020 lên hơn 4.731 tỷ đồng, chi phí dự phòng rủi ro tăng gần 74% lên hơn 3.225 tỷ đồng.
Chốt quý II, Vietcombank báo lãi trước thuế hơn 4.938 tỷ đồng, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm 2020.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt hơn 21.169 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 13.569 tỷ đồng, đều tăng trên 23% so với 6 tháng đầu năm 2020.
Về chất lượng nợ vay, nợ xấu của Vietcombank tại thời điểm cuối quý II là hơn 6.864 tỷ đồng, tăng 31% so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ mức 0,62% (đầu năm) lên 0,75%, tuy nhiên so với toàn ngành vẫn là mức thấp.
>>> Xem thêm: Vietcombank: Lãi trước thuế quý II giảm gần 14%, nợ xấu tăng 31%
Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của SHB đạt 458.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thời điểm đầu năm và hoàn thành đến 99,5% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra. Vốn tự có đạt 40.425 tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt 19.260 tỷ đồng.
Cùng với đó, dư nợ tín dụng hợp nhất tại 30/6/2021 của ngân hàng đạt 332.000 tỷ đồng, tăng 8,46% so với cuối năm 2020, huy động vốn hợp nhất đạt 423.000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm, thu nhập từ lãi của SHB đạt hơn 16.500 tỷ đồng, tăng 1.300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020 nhờ việc phát triển hoạt động tín dụng ngay từ đầu năm để thúc đẩy dư nợ cho vay bình quân 06 tháng tăng, từ đó tạo nguồn thu cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, chi phí lãi đạt 9.600 tỷ đồng, giảm 1.179 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro trong 06 tháng đầu năm 2021 là 2.258 tỷ đồng.
Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm của SHB đạt 3.095 tỷ đồng, tăng 86,5% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành hơn 50% kế hoạch cả năm. Với kết quả này, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của SHB (ROE) đạt 24,3%.
Được biết, năm 2021, SHB đặt ra kế hoạch kinh doanh với 2 kịch bản lợi nhuận, trong đó xác định mục tiêu tăng trưởng ít nhất 78% trong năm 2021; kế hoạch chi trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10,5%…
>>> Xem thêm: SHB lãi hợp nhất trước thuế đạt 3.095 tỷ, tăng 86% so với cùng kỳ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.