'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước gần đây đã ra văn bản cảnh báo về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trong nước nói chung còn tiềm ẩn rủi ro khi một số ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh.
Cùng với đó, số dư đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản lớn khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Một số ngân hàng đầu tư trái phiếu với mục đích khác ở mức cao và biến động lớn, khó kiểm soát.
Ngoài ra, một số ngân hàng tiếp tục đầu tư trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành trong năm 2019.
Báo cáo tài chính của các ngân hàng phần lớn không có khoản mục riêng về trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên thông thường, tuyệt đại đa số các khoản chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành (không bao gồm VAMC và DATC) là trái phiếu doanh nghiệp.
Dựa trên cơ sở này, theo thống kê của VietnamFinance, Techcombank hiện là ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu nhất với trên 59.000 tỷ đồng xét về số tuyệt đối tính đến hết ngày 30/6/2019.
Techcombank hiện nắm giữ lượng lớn trái phiếu của Tập đoàn Vingroup và tiến hành bán lượng trái phiếu này cho tệp khách hàng cá nhân "khổng lồ" của ngân hàng này. Bên cạnh Vingroup, Techcombank cũng mua và phân phối trái phiếu của nhiều doanh nghiệp khác theo cách tương tự.
Xếp sau Techcombank là BIDV với trên 22.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, con số này ở VietinBank là khoảng trên 19.000 tỷ đồng. Hơn một năm trở lại đây, VietinBank đã giảm mạnh lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ. Số liệu đến hết năm 2017 cho thấy, VietinBank sở hữu tới hơn 46.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
Vị trí thứ tư khá bất ngờ khi thuộc về SHB, thay vì các ngân hàng cỡ lớn và các ngân hàng nổi tiếng ưa rủi ro. SHB hiện sở hữu lượng trái phiếu doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.
Một ngân hàng khác cũng sở hữu lượng trái phiếu doanh nghiệp cỡ "vạn tỷ" là MB. Tính đến hết ngày 30/6/2019, ngân hàng này sở hữu khoảng 15.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng gần 80% so với hồi đầu năm, cho thấy MB đang có xu hướng ưa rủi ro hơn.
Xếp sau MB là VPBank và Vietcombank với trên 8.700 tỷ đồng và 7.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Kế đó là TPBank, HDBank với lần lượt trên 6.300 tỷ đồng và 5.600 tỷ đồng.
Các ngân hàng sở hữu lượng trái phiếu doanh nghiệp cỡ trên dưới 4.000 tỷ đồng là ABBank, MSB, VIB và SeABank.
Các ngân hàng còn lại sở hữu lượng trái phiếu không quá đáng kể, thậm chí một số ngân hàng như Sacombank, ACB, BacABank, NamABank, Kienlongbank, Saigonbank gần như không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp.
Lượng trái phiếu doanh nghiệp do Techcombank sở hữu vượt trội so với các ngân hàng khác
Xét số tuyệt đối là chưa đủ, vì các ngân hàng quy mô lớn dù sở hữu nhiều về lượng nhưng mức độ phụ thuộc vào trái phiếu doanh nghiệp lại rất thấp.
Thống kê cho thấy, Techcombank là ngân hàng phụ thuộc nhiều nhất vào trái phiếu doanh nghiệp khi tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trong tổng dư nợ tín dụng (không bao gồm trái phiếu VAMC và DATC) lớn nhất, trên 24%, vượt trội so với các ngân hàng còn lại.
Xếp sau Techcombank là các ngân hàng cỡ vừa và nhỏ, gồm ABBank với 8,3%, MSB với 7,8% và TPBank với 6,7%.
SHB và MB cũng là các ngân hàng có tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp chiếm trên 5% tổng dư nợ tín dụng, lần lượt 6,6% và 5,9%.
Số còn lại tỷ trọng đều dưới 5%, cho thấy các ngân hàng này không mấy phụ thuộc vào hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.