Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công an quận Tây Hồ vừa tiếp nhận thụ lý đơn tố giác của bà T (sinh năm 1947, thường trú tại Tây Hồ, Hà Nội) về việc bị chiếm đoạt tài sản. Theo đơn trình báo, bà T đã nhận được điện thoại từ một đối tượng tự xưng là cán bộ công an quận Hoàn Kiếm nói bà đang nợ ngân hàng 63 tỷ đồng.
Cụ thể, đối tượng yêu cầu bà chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để xác minh. Vì lo sợ nên bà T đã chuyển khoản 6 lần với tổng số tiền gần 18 tỷ đồng cho đối tượng. Sau khi biết mình bị lừa, bà T đã lên cơ quan Công an trình báo sự việc.
Đây cũng không phải trường hợp một người lớn tuổi bị lừa đảo qua hình thức này trên địa bàn quận Tây Hồ. Trước đó, vào đầu năm 2024, bà N (sinh năm 1960) cũng nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an.
Đối tượng nói bà N có liên quan đến vụ rửa tiền và buôn bán ma túy. Để phục vụ điều tra, đối tượng yêu cầu bà phải kê khai tài sản để chứng minh mình không liên quan. Do lo sợ nên bà N đã chuyển 4,5 tỷ đồng vào tài khoản của đối tượng.
Tiếp đó, vào tháng 2 cũng có một phụ nữ 59 tuổi ở Tây Hồ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 1,4 tỷ đồng. Theo trình báo của nạn nhân là bà T, người phụ nữ nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an.
Người này nói bà có liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và yêu cầu bà kết bạn Zalo. Sau đó, trong cuộc gọi video, bà nhìn thấy một người mặc trang phục Công an nhân dân đã yêu cầu bà phải chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để xác minh. Theo đó, bà T đã chuyển 1,4 tỷ đồng cho đối tượng.
Tình trạng giả danh công an để lừa đảo qua mạng hiện đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại bao gồm cả Việt Nam. Các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người dân.
Kẻ lừa đảo thường gọi điện thoại đến các nạn nhân, tự xưng là cán bộ công an, thông báo rằng nạn nhân đang liên quan đến một vụ án hình sự hoặc có các vấn đề pháp lý cần giải quyết. Chúng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền để "giải quyết" vụ việc.
Đôi khi, các đối tượng này gửi tin nhắn hoặc email giả mạo thông báo từ công an, yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển khoản tiền.
Theo thống kê từ cơ quan công an, số lượng vụ việc liên quan đến hình thức lừa đảo này đã tăng lên trong thời gian gần đây. Công an các địa phương liên tục cảnh báo người dân về các chiêu trò lừa đảo này và khuyến cáo tăng cường cảnh giác.
Trên cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến trong năm 2023, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP.
Trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỉ lệ người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.