Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mặt tiền đường Trần Hưng Đạo kéo dài từ Quận 1 đến Quận 5 tại TP. HCM vừa có thêm hàng loạt các điểm mới treo biển cho thuê mặt bằng.
Nhóm cổ đông vốn có kế hoạch đầu tư thẩm mỹ viện hoành tráng với máy móc hiện đại, mặt bằng rộng vài trăm mét vuông với 5 tầng tại quận 1 với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng, nay đang tạm dừng tất cả để “đánh giá lại” thị trường. Chia sẻ từ thành viên nhóm cho hay, có thể chấp nhận mất tiền cọc thuê nhà gần 1 tỷ, nhưng thà như vậy để tránh lỗ vài tỷ mỗi tháng, vì dù Covid-19 có thể kiểm soát được từ tháng 9 thì để thị trường hồi phục phải chờ đến sang năm.
Tình trạng này cũng xảy ra ở các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, trung tâm dịch vụ trên khắp các tuyến đường, từ khu trung tâm cho đến khu vực vùng ven của TP. HCM. Nhiều cửa hiệu vẫn đang mở cửa kinh doanh nhưng treo biển sang nhượng ngay cửa ra vào. Hoạt động mua bán, thương mại tại nhiều thành phố lớn khác cũng rơi vào tình trạng ảm đạm.
Ảnh: mặt bằng tầng trệt vị trí đẹp đang bỏ trống ở một TTTM
Hiện người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm hơn trong khi chi phí đầu vào tăng khiến hoạt động bán lẻ đã khó lại càng khó hơn. Theo tiểu thương chợ lẻ tại TP. HCM, khách ngày càng hạn chế đi chợ khiến chợ ế ẩm. Cộng thêm những ngày mưa vừa qua khiến giá rau, củ nhập vào tăng lên từ 3.000-10.000 đồng/kg, khiến tiểu thương ngành hàng này vừa phải giảm lãi khi bán hàng theo giá cũ, vừa chịu áp lực doanh số bán giảm.
Theo Cục Thuế TP. HCM, số liệu gần đây cho thấy có đến 47.561 hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm nghỉ do dịch Covid-19, thuộc diện được hỗ trợ kinh doanh theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ. Trong đó, hơn 2.000 cá nhân kinh doanh đã gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ, cơ quan thuế đã thẩm định 1.409 hồ sơ và xác định 1.001 hồ sơ thuộc diện được hỗ trợ.
Dịch bệnh cũng tạo áp lực để các siêu thị đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng để kích thích tiêu dùng. Hệ thống siêu thị Big C bán thịt heo không lợi nhuận; hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food trên cả nước đồng loạt giảm giá các nhu yếu phẩm và giảm giá 10-20% vào ba ngày cuối tuần với một số sản phẩm thịt heo tươi (bắp giò, sườn non, ba rọi, dựng, cốt lết, nạc dăm, nạc đùi, nạc vai) và đùi bít tết bò Úc. Hệ thống Lotte Mart cũng bán đồng giá 89.000 đồng đối với dụng cụ học tập, quần áo, giày dép và giảm giá đến 50% các sản phẩm sữa, bánh kẹo, gia vị, dầu ăn, dụng cụ nhà bếp, đồ dùng cho em bé…
Theo khảo sát từ Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, trong quý II/2020, Việt Nam vươn lên vị trí đứng đầu nhóm quốc gia có nhiều người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới, sau Hồng Kông và Singapore. Phần lớn người tiêu dùng giảm tần suất ghé thăm các cửa hàng, nhà hàng và các địa điểm bên ngoài khác.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 7 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.799,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 4,8% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9%).
Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chờ giải thể là nhiều nhất. Cụ thể, trong thời gian trên cả nước có đến hơn 8.100 doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ chờ giải thể (chiếm 37,2%).
Đáng chú ý, theo cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong vòng 7 tháng đầu năm 2020 là 32.722 doanh nghiệp, tăng 41,5% với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong các kỳ 7 tháng giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.