Người Việt toàn cầu: Cuộc chiến bảo vệ rừng của Trịnh Lê Nguyên

Hoài Thương - 31/12/2021 14:06 (GMT+7)

(VNF) - Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã dành cho Đầu tư Tài chính – VietnamFinance cuộc trao đổi ngay sau khi dự án Dự án INSPiRE VIETNAM phục hồi rừng Vân Hồ chiến thắng trong vòng bình chọn cuối và giành được khoản tài trợ trị giá 25.000 Euro từ Hiệp hội Bảo tồn Ngoại cảnh châu Âu (EOCA).

VNF
Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature

Ông Trịnh Lê Nguyên nói: 

"Dự án INSPiRE VIETNAM hướng đến phục hồi và bảo tồn 630 hecta rừng tự nhiên tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La - nơi sinh sống của một quần thể nhỏ loài Vượn đen má trắng. Đây là loài được xác định “Cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ IUCN.

Hàng năm, EOCA - Hiệp hội của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngoại cảnh tại châu Âu có 2 lần kêu gọi các dự án hướng đến bảo vệ môi trường từ tất cả các quốc gia trên thế giới, trừ khu vực Bắc Mỹ. Mỗi đợt, Hiệp hội sẽ lựa chọn 3 dự án xuất sắc nhất thuộc ba hạng mục: rừng, nước và các khu vực thiên nhiên hoang dã để nhận khoản tài trợ lên tới 30.000 Euro.

Quy trình phê duyệt dự án bao gồm vòng sơ tuyển, vòng hồ sơ chi tiết và vòng bầu chọn công khai của công chúng. Vòng bầu chọn có thời gian huy động phiếu bầu trong 2 tuần. Tại đây, cộng đồng sẽ được thuyết minh để hiểu rõ về dự án, được truyền cảm hứng và từ đó ra quyết định ủng hộ dự án cũng như góp phần lan tỏa dự án đến với nhiều người khác.

Cuộc đua ở vòng bỏ phiếu của Dự án INSPiRE VIETNAM đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ không chỉ của người bản địa và chính quyền địa phương mà còn được sự giúp sức của người dân trên khắp mọi miền đất nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, phải kể đến sự ủng hộ rất nhiệt tình của nhiều cá nhân có ảnh hưởng trên mạng xã hội và các nhóm cộng đồng để thông tin về dự án được lan tỏa mạnh mẽ. Nhờ vậy, dự án của PanNature đã bứt phá và về đích thành công".

- Dự án có những hoạt động chính nào, thưa ông?

Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi sẽ huy động sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phục hồi rừng. PanNature sẽ tập trung vào 3 nhóm: học sinh, cộng đồng và khách du lịch.

Với học sinh, chúng tôi sẽ tổ chức các hoạt động ngoại khóa để các em học hỏi và trực tiếp tham gia phục hồi rừng thông qua việc làm bom hạt giống và rải bom hạt vào những địa điểm cần phục hồi. Dự kiến, sẽ có khoảng 500 lượt học sinh tham gia với sự hỗ trợ của các thầy cô và tình nguyện viên địa phương.

Với cộng đồng, thông qua Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên ở 6 bản xung quanh khu rừng, dự án sẽ trồng khoảng 10.000 cây bản địa đa mục đích để phục hồi lại 20 ha rừng đã bị suy thoái.

Khách du lịch sẽ được tham gia đóng góp cho vườn ươm cộng đồng, trải nghiệm rải bom hạt giống, trồng cây phục hồi rừng. Du khách có thể mua và tự tay trồng cây trong quá trình tham gia tour du lịch “Đi và trồng rừng”. Như vậy, người dân bản địa không chỉ có thêm sinh kế, giảm phụ thuộc vào tài nguyên rừng mà khách du lịch cũng được nâng cao nhận thức, truyền cảm hứng và trực tiếp góp phần phục hồi rừng.

- Ông có thể cho biết những khó khăn, thách thức trong việc triển khai dự án này?

Khó khăn lớn nhất của dự án là cần có thời gian để giúp cộng đồng giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng, giảm tác động tiêu cực lên rừng để rừng có thể phục hồi. Tại khu vực rừng Vân Hồ, 95% dân số là đồng bào H’mông có cuộc sống gắn liền với rừng từ bao đời nay. Do điều kiện thiếu đất sản xuất, người dân vẫn duy trì tập quán phát nương làm rẫy. Văn hóa lấy gỗ làm nhà và sử dụng củi làm phương thức nấu nướng, sưởi ấm đã làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng rừng. Ngày nay, người dân đã có ý thức bảo vệ rừng, tuy nhiên họ cần có thời gian để thích nghi với việc bớt phụ thuộc vào những cánh rừng vốn gắn bó mật thiết với cuộc sống và sinh kế của chính họ.

Bản thân rừng cũng cần thời gian để phục hồi các chức năng sinh thái và tính đa dạng sinh học. Trồng lại rừng ở những diện tích bị suy thoái, canh tác nương rẫy… mới là bước đầu tiên. Sau đó còn phải thực hiện các hoạt động chăm sóc, theo dõi, giám sát, đảm bảo giảm thiểu các hoạt động tác động lên rừng. Phải mất ít nhất từ 7-10 năm (trong điều kiện lý tưởng), những khu vực rừng này bước đầu mới phục hồi. Trong khi đó, thời gian của các dự án thì thường hữu hạn và nguồn lực đầu tư cũng hạn chế.

- Vậy PanNature làm thế nào để duy trì thành quả của dự án?

Dự án là một phần của chương trình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng 10 năm mà PanNature đang xây dựng để thực hiện tại địa bàn Vân Hồ. Chúng tôi mong muốn hình thành một trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái rừng và theo dõi tác động của biến đổi khí hậu tại đây. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ huy động nguồn lực để duy trì việc phục hồi, bảo tồn hệ sinh thái rừng cũng như quần thể Vượn đen má trắng.

Để duy trì được các kết quả lâu dài, đòi hỏi PanNature và các đối tác có cam kết hợp tác dài hạn. Đặc biệt, để giảm thiểu tác động từ cộng đồng lên rừng, cần có các hoạt động chuyển đổi, thay thế sinh kế phù hợp, cũng như nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của người dân nhiều hơn vào việc phục hồi, gìn giữ hệ sinh thái rừng.

- Ông đánh giá như thế nào về công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay?

Việt Nam đang phải đối mặt với hệ quả ô nhiễm môi trường từ các hoạt động phát triển và quy mô dân số lớn. Chúng ta thường nghe rằng diện tích rừng của Việt Nam tăng lên trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, chất lượng của rừng, đặc biệt là đa dạng sinh học vẫn trên đà suy giảm.

Ở khía cạnh tích cực, nhận thức và sự ủng hộ của xã hội cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên đã được cải thiện rất nhiều. Sự thành công của PanNature trong cuộc bình chọn nói trên là một ví dụ. Người dân đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, đóng góp công sức, tiền bạc ủng hộ các chương trình, dự án. Các doanh nghiệp cũng đã có nhiều đóng góp vật chất và quan trọng hơn là áp dụng các chuẩn mực cao hơn, các hành động thiết thực để giảm thiểu tác động từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh lên môi trường và thiên nhiên.

Về lâu dài, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam không thể thiếu vai trò của khu vực doanh nghiệp đầy năng động, sáng tạo và tiềm lực. Chúng tôi rất mong chờ những hợp tác ý nghĩa giữa các tổ chức phi lợi nhuận và khu vực doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết các thách thức môi trường.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

(VNF) - Theo tờ SCMP, từ đầu năm tới nay, hơn 30 quan chức nhà nước, chủ ngân hàng và giám đốc tài chính Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan tới tham nhũng. Mới đây nhất, Bộ trưởng nông nghiệp nước này cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật pháp và kỷ luật.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

(VNF) - "Tự tin" vì đã có bảo hiểm lo, nhiều năm không xem lại hợp đồng, cũng không biết mình có quyền lợi gì, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì mới “tá hoả” là tham gia không đúng nhu cầu, tham gia ủng hộ. Đành phải bỏ cả trăm triệu tiền túi ra để chi trả cho chi phí y tế.

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

(VNF) -Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ về lạm phát đang lớn dần khi lãi suất đang có xu hướng gia tăng. Giá vàng, giá dầu cũng đang tạo nguy cơ lớn tác động tới lạm phát.

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

(VNF) - Trung tâm Giáo dục, dạy nghề 05 - 06 cũ ở Đà Nẵng bỏ hoang hơn một thập kỷ. Thành phố đã thống nhất chủ trương thanh lý tài sản tại trung tâm để khai thác quỹ đất này trong thời gian tới.

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

(VNF) - Các khu đất đều nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm Đà Nẵng được chính quyền thành phố đấu giá để xây dựng bãi đỗ xe.

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

(VNF) - Dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn (huyện Hoa Lư) đến Cố đô Hoa Lư được Ninh Bình đầu tư 130 tỷ đồng.

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

(VNF) - Tỉnh Quảng Trị đề nghị Công ty TNHH vận hành Vincom Retail đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu đô thị thương mại – dịch vụ Nam Đông Hà, trong đó tập trung xây dựng hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội, sớm đưa dự án vào vận hành khai thác theo tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.