'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Gần 90% doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất hai con số
Ông Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng thông thường đầu tư công sẽ kéo theo đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Từ thị trường trong nước đến thị trường nước ngoài đều gặp khó dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều đang gặp khó dẫn đến đầu tư tư nhân giảm sút dù đầu tư công có được đẩy mạnh.
“Có hai nguyên nhân chính dẫn đến dòng vốn đầu tư tư nhân giảm mạnh. Nguyên nhân đầu tiên là doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất lớn về đầu ra. Khi không bán được hàng, không có thị trường thì tất nhiên sẽ không có nhu cầu đầu tư hay mở rộng sản xuất”, ông Thế Anh nhấn mạnh.
Ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh, khó khăn lớn nhất của khu vực tư nhân là đầu ra, cho dù cơ sở hạ tầng có tốt thế nào thì họ cũng chưa thể thực hiện đầu tư ngay được. Vì vậy, việc cải thiện cơ sở hạ tầng của Chính phủ được kỳ vọng có thể giúp thúc đẩy đầu tư tư nhân trong tương lai còn hiện tại thì khó có thể thúc đẩy đầu tư của khu vực này.
Cùng với đó, đầu tư tư nhân còn gặp một số cản trở như môi trường kinh doanh trong nước xấu đi, lãi suất cho vay còn cao, việc tiếp cận vốn trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu đều gặp khó.
"Đầu tư tư nhân trì trệ chủ yếu do lãi suất cho vay cao, nhiều doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất lên tới hai con số chứ không phải 6 - 7%. Mức lãi suất thấp chỉ là một số trường hợp cá biệt còn gần 90% doanh nghiệp vẫn đang chịu mức lãi suất trên 10%", TS Phạm Thế Anh cho hay.
>>>Xem thêm: Gần 90% doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất hai con số
Thủ tướng: 'Tăng cường cho vay với các doanh nghiệp bất động sản'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra trong công điện ngày 17/12 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trong công điện, Thủ tướng đánh giá thị trường bất động sản đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp và thị trường còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến các thủ tục pháp lý, tiếp cận tín dụng, nhất là thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất nên thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn.
Để tiếp tục thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhất là quy định về trình tự, thủ tục triển khai các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, khu đô thị mới để bảo đảm có hiệu lực đồng thời với các Luật, tránh khoảng trống pháp lý.
Về phía Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu rà soát, có giải pháp thiết thực hiệu quả thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, dòng tiền.
>>>Xem thêm: Thủ tướng: 'Tăng cường cho vay với các doanh nghiệp bất động sản'
Chủ tịch nước: 'Thất bại của nhà đầu tư là thất bại của nhà nước trong phát triển kinh tế'
Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) ngày 23/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng kỳ vọng, trong 10 năm tới, số lượng nhà đầu tư, vốn đầu tư ngày càng lớn hơn, giá trị gia tăng của VSIP ngày càng lớn hơn. Bước vào giai đoạn mới, VSIP không chỉ phát triển công nghiệp mà còn là công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao hướng đến đổi mới, sáng tạo; nâng cao thu nhập cho người lao động.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng còn mong muốn lãnh đạo Quảng Ngãi nói riêng và lãnh đạo các địa phương trong cả nước nói chung nên xem “Thành công của nhà đầu tư chính là thành công của nhà nước trong điều hành chính sách, đồng thời thất bại của nhà đầu tư thì cũng chính là thất bại của nhà nước trong điều hành chính sách phát triển kinh tế”.
>>>Xem thêm: Chủ tịch nước: 'Thất bại của nhà đầu tư là thất bại của nhà nước trong phát triển kinh tế'
Cơ chế đặc thù bị vướng luật: Cơ hội trong tay mà vẫn loay hoay
Nghị quyết 98 được xem là cơ hội nhưng khi triển khai trên thực tế, vẫn còn nhiều thách thức cho các nhà đầu tư trong bối cảnh hệ thống pháp lý hiện hành chưa ổn định.
Theo ông Phạm Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, việc triển khai các dự án PPP trên thực tế tại TP vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Các quy định pháp luật trong lĩnh vực này liên tục được bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp với thực tiễn. Ngoài ra, cả phía Nhà nước lẫn khu vực tư nhân vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn, xác định loại hợp đồng (BOT, BTO, BLT, BTL, BOO, O&M, BT) sao cho phù hợp với từng lĩnh vực và tính chất của dự án.
“Như vậy, có thể nhìn nhận rằng, sự thiếu hụt các hướng dẫn cụ thể và được quy định rõ ràng tại luật và các văn bản pháp luật khiến cả các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư còn loay hoay khi tham gia vào các hợp đồng theo phương thức PPP, còn rất nhiều điểm pháp lý cần gỡ vướng”, ông Kiên nhận xét.
Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho hay, Nghị quyết 98 mặc dù có nhiều bước tiến vượt bậc so với khung pháp lý về PPP ở một số điều khoản, nhưng lại đặt ra cho nhà đầu tư nhiều băn khoăn khi không có hướng dẫn chi tiết và có nhiều điểm chưa rõ ràng.
Chẳng hạn, Nghị quyết quy định việc áp dụng hình thức hợp đồng PPP đối với các lĩnh vực mới như thể thao, văn hóa. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư hiện chỉ được áp dụng cho một số lĩnh vực mà không bao gồm 2 lĩnh vực nói trên, vậy việc áp dụng PPP đối với hai lĩnh vực này có khả năng sẽ gây ra một số cản trở nhất định cho nhà đầu tư khi xây dựng, vận hành dự án.
“Bởi vậy cần khung pháp lý để chính quyền TP cần biết thẩm quyền được làm việc gì, phải làm việc gì, cũng như để nhà đầu tư biết được môi trường đó an toàn thế nào, tránh những rủi ro sau này”, TS Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 của TP nhận định.
>>>Xem thêm: Cơ chế đặc thù bị vướng luật: Cơ hội trong tay mà vẫn loay hoay
Phó Thủ tướng: Xử nghiêm sai phạm quy hoạch, đầu tư điện gió, mặt trời
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ngày 22/12, truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về phát triển, đầu tư điện gió, mặt trời.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện các nội dung báo cáo, số liệu, kiến nghị nêu tại kết luận thanh tra. "Cần bảo đảm chính xác, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định và không để thất thoát tài sản Nhà nước", Phó thủ tướng nêu quan điểm.
Theo kết luận thanh tra hồi tháng 4, Thanh tra Chính phủ chỉ ra Bộ Công Thương không thực hiện đúng quy định lập quy hoạch phát triển điện mặt trời, không đúng thời kỳ quy hoạch đến năm 2020; chậm trễ lập, trình phê duyệt quy hoạch sau gần 20 tháng kể từ khi ban hành quyết định về phát triển điện mặt trời, hiệu lực thi hành chỉ còn 6,5 tháng.
“Thực tế cho thấy quy hoạch điện mặt trời mà Bộ Công Thương lập, trình đã không được Thủ tướng phê duyệt, cũng không có quy hoạch điện mặt trời cấp tỉnh đến năm 2020”, Thanh tra Chính phủ nêu tại kết luận thanh tra ngày 28/4.
Đáng chú ý, tổng công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2020 được phê duyệt là 850MW nhưng Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung riêng lẻ 54 dự án với tổng công suất 10.521MW, trong khi không có quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến năm 2020 được lập, được xác định là không có căn cứ pháp lý.
>>>Xem thêm: Phó Thủ tướng: Xử nghiêm sai phạm quy hoạch, đầu tư điện gió, mặt trời
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.