Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cục Hàng không Viêt Nam vừa có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét hủy bỏ giấy phép kinh doanh hàng không chung (là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng máy bay, các phương tiện gồm: máy bay cánh bằng, trực thăng, khinh khí cầu, tàu lượn, máy bay thực nghiệm, máy bay siêu nhẹ thể thao...) của Công ty Cổ phần Dịch vụ Globaltrans Air. Trước đó, Globaltrans Air được Bộ GTVT cấp lại Giấy phép số 01/2018/GP-BGTVT để hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 4 vừa qua, Globaltrans Air chưa được cấp giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC). Cục Hàng không Việt Nam đã thông báo đến Globaltrans Air về việc giấy phép sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp công ty không được cấp AOC theo quy định. Tuy nhiên, Cục không nhận được phản hồi của Globaltrans Air.
Globaltrans Air có số vốn điều lệ 100 tỷ đồng, là doanh nghiệp 100% vốn trong nước với 4 cổ đông, do ông Nguyễn Trường Giang (nắm 80% vốn điều lệ) là người đại diện pháp luật và Chủ tịch HĐQT. Trước đó, Globaltrans Air được Bộ GTVT cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung vào tháng 4.2015, được gia hạn lần thứ 2 vào tháng 4/2018.
Khả năng Globaltrans Air phải đóng cửa là gần như chắc chắn. Bởi theo Nghị định 89/2019/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, giấy phép kinh doanh hàng không chung sẽ bị hủy bỏ nếu không được cấp AOC trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp giấy phép này.
Trước đó, một doanh nghiệp khác kinh doanh trong lĩnh vực hàng không chung cũng đã bị thu hồi là Công ty Hàng không Bầu trời xanh. Doanh nghiệp này đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung tháng 6.2010. Tuy nhiên, sau 10 năm được cấp phép, công ty vẫn chưa được cấp chứng chỉ Nhà khai thác tàu bay (AOC) và chưa có hoạt động khai thác bay.
Nếu Globaltrans Air đóng cửa, cả nước sẽ chỉ còn 4 hãng hàng không chung đang hoạt động là Công ty Cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt, Công ty Cổ phần Hàng không Hành tinh xanh, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam và Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu.
Tại các nước trên thế giới và ngay cả ASEAN, hàng không chung khá phát triển, do đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng bằng các phương tiện khác nhau (máy bay cánh bằng, trực thăng, kinh khí cầu, tàu lượn, máy bay siêu nhẹ thể thao…). Theo đại diện Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), nhiều nước như Mỹ đẩy mạnh các hoạt động hàng không chung, sân bay nhỏ.
Mỹ có những sân bay chỉ có mỗi đường cất hạ cánh và khu đỗ xe, phục vụ cho các chuyến bay tư nhân, dịch vụ y tế, nông nghiệp… với mạng lưới 5.000 sân bay. Đại diện TEDI cho rằng, mô hình của Mỹ là ví dụ để Việt Nam có thể xem xét để phát triển hàng không chung trong tương lai.
Trên thực tế, tiềm năng của thị trường hàng không chung tại Việt Nam được đánh giá rất lớn nhưng chưa khai thác nhiều. Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến các hãng hàng không chung chật vật xin giấy phép nhưng sau đó không tiếp tục hoạt động. Để phát triển được phải song song cả 2 hướng là có sân bay chuyên dùng và có thêm nhiều hãng hàng không chung (bay trực thăng, máy bay doanh nhân, bay taxi, bay nông lâm nghiệp, địa chất, bay tìm kiếm cứu nạn, bay huấn luyện, thể thao…) để đáp ứng đa dạng hoá nhu cầu thị trường.
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, hàng không chung chỉ hoạt động sử dụng máy bay để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm...
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.