Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Dự án khu đô thị thương mại dịch vụ The Sea Eyes do Công ty Cổ phần phát triển Lý Sơn đề xuất với tỉnh Quảng Ngãi xin chủ trương đầu tư với tổng kinh phí lên tới 1.713 tỷ đồng.
Trong thời gian thực hiện từ năm 2019 – 2022, dự án sẽ lấn khoảng 51ha biển cùng với 3,6ha đất liền để tạo quỹ đất phục vụ 2 chức năng chính là thương mại dịch vụ và ở; 4 phân khu là đô thị biển và 3 khu cộng đồng dân cư (gồm khu cộng đồng dân cư Việt, khu cộng đồng dân cư Sa Huỳnh và khu cộng đồng dân cư Chăm Pa).
Trong quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng, các sở, ban ngành trong tỉnh, dự án có một số xung đột chính gồm: khoảng 35ha nằm trong khu vực phục hồi rong biển và khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản; dự án chồng lấn cả khu vực tiếp bờ của điện cáp ngầm nối từ đất liền ra huyện Lý Sơn và chồng lấn lên một số dự án khác. Khu vực khai thác hải sản ven bờ của người dân và nơi tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống và lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng bị san lấp. Dự án sẽ ảnh hưởng đến dự án công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn – Sa Huỳnh (trước đây là công viên địa chất toàn cầu Bình Châu – Lý Sơn).
Giải thích những xung đột này, ông Trần Văn Pha, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Lý Sơn, cho rằng đối với địa điểm tổ chức đua thuyền, ngoài phương án chuyển đến vị trí mới đã tính phương án thứ 2 là giải pháp nâng cấp, nạo vét khu vực bãi đua thuyền trước cửa đình làng An Hải (nơi khởi thủy của lễ hộ đua thuyền tại Lý Sơn); nâng cấp khu vực này từ đua thuyền 4 chiếc như hiện nay thành 8 chiếc.
Cũng theo Giám đốc Trần Văn Pha, hiện dự án chỉ mới giai đoạn khảo sát đầu tư, tham vấn ý kiến cộng đồng. "Trên cơ sở kiến nghị của người dân, chủ đầu tư và các cấp chính quyền, sở ngành của tỉnh sẽ bàn bạc, thống nhất và chỉnh sửa để dự án có sự đồng thuận cao nhất từ người dân".
Đối với xung đột ảnh hưởng đến không gian hướng biển của khu vực đình, miếu, dinh… nhà đầu tư thực hiện thiết kế, nghiên cứu theo hướng giữ nguyên hiện trạng không xâm phạm cảnh quan của khu vực này. Nhà đầu tư vẫn đang nghiên cứu để tạo không gian mở tiếp cận biển cho khu vực này bằng các hệ thống đường giao thông, công viên cây xanh.
Dự án có một phần diện tích nằm trong khu bảo tồn và phục hồi rong biển, quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Về vấn đề này, Ban quản lý khu bảo tồn biển đã có văn bản 148/KBTBLS cho rằng theo hồ sơ, tài liệu của các công trình nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản vùng biển Lý Sơn và qua khảo sát thực tế, đây là vũng nước cạn, nền đáy chủ yếu là san hô chết, cát và rong, cỏ biển.
Cũng tại văn bản này, do ông Phùng Đình Toàn, Giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn biển Lý Sơn ký, đã khẳng định với quan điểm bảo tồn là để phát triển, phát triển phải đi đôi với bảo tồn, đảm bảo cân đối, hài hòa giữa bảo tồn với phát triển và sau khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ của dự án, Ban quản lý khu bảo tồn biển Lý Sơn nhận thấy việc triển khai dự án này tại Lý Sơn là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đối với việc ảnh hưởng đến công viên địa chất, việc này đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban quản lý công viên địa chất toàn cầu cho ý kiến việc bảo tồn là để phát triển, tạo các sinh kế trong khi đề án xây dựng và phát triển công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh mới đang trong giai đoạn nghiên cứu, cập nhật thực trạng để báo cáo UNESSCO thông qua vào năm 2020.
Về việc lấy ý kiến nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án, chủ đầu tư chủ động phối hợp với chính quyền huyện, xã lấy ý kiến dân cư trong vùng bị ảnh hưởng. Kết quả cho thấy đa phần nhân dân ủng hộ.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến thiểu số chưa đồng thuận chủ trương đầu tư do chủ yếu nhìn thấy mặt xung đột trước mắt của dự án, lo lắng về ảnh hưởng tới giá trị văn hóa truyền thống mà chưa nhận thấy tác động của sự lan tỏa đối với phát triển chung của huyện đảo trong tương lai.
Dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và nhiều vấn đề về kỹ thuật mà ở các giai đoạn tiếp theo sau khi có quyết định chủ trương đầu tư mới giải quyết được (như đánh giá tác động môi trường, khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, …).
Qua 2 lần tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng vào cuối năm 2018 và gần giữa tháng 1/2019, băn khoăn lớn nhất của người dân cấp thẩm quyền Lý Sơn ghi lại đó là dự án này triển khai sẽ làm che chắn trước mặt 3 lăng và đình lớn của người dân đất đảo, nơi tổ chức đua thuyền truyền thống vào dịp lễ tết của người dân đảo được đưa ra khu vực ngoài xa hơn, không đảm bảo an toàn.
Việc lấn biển xây khu thương mại sẽ làm mất đi nơi mưu sinh từ thu hái rong mơ, bắt ốc của người dân.
Liên quan đến vụ việc này, anh Lê Xuân Thọ, người dân ở Lý Sơn, cho rằng một dự án có quy mô lớn như vậy cần thận trọng. Trước mắt, phải tham vấn ý kiến của người dân, nhà khoa học, nhà chuyên môn. Người dân Lý Sơn vẫn muốn được đầu tư xây dựng, muốn phát triển quê hương giàu đẹp nhưng chính quyền cần tính toán kỹ, hợp lý, không nên làm ồ ạt.
Lý Sơn được nhiều người biết đến là hòn đảo thiên đường nằm cách đất liền chỉ hơn 1 giờ đi tàu. Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với Lý Sơn ngày càng nhiều, kéo theo đó, các dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng. Nhu cầu về đất, nhà ở đang dần trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết; trong khi đó, quỹ đất trên đảo ngày càng thu hẹp.
Xuất phát từ thực trạng trên, dự án The Sea Eyes ra đời cơ bản giải quyết những vấn đề này. Ngoài việc giải quyết hơn 5% quỹ đất ở cho đảo, dự án lấn biển tạo cảnh quan du lịch sinh thái độc đáo, là điểm nhấn của Lý Sơn; đồng thời cảnh quan cho cộng đồng mà trước đây Lý Sơn chưa có như: quảng trường biển, khu vui chơi giải trí trên biển, cùng các bãi tắm nhân tạo… phục vụ người dân và du khách.
Để Lý Sơn ngày càng phát triển, các cấp chính quyền, chủ đầu tư và nhà khoa học cần cùng nhau ngồi lại để giải quyết thấu đáo.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.