Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Dịch COVID-19 nhanh chóng lan sang một số nước châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Anh vào đầu tháng 3/2020.
Ngày 11/3/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch bệnh COVID-19 là đại dịch toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh đã xuất hiện tại ít nhất 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, làm hơn 4.000 người tử vong.
Thời điểm đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết: WHO quan ngại sâu sắc về mức độ lây lan cũng như mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, và đặc biệt là tình trạng “thờ ơ” của một số nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới trong việc ứng phó với sự bùng phát của dịch bệnh.
Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh: “Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng, mà cuộc khủng hoảng này sẽ tác động đến tất cả mọi lĩnh vực. Do đó, tất cả mọi lĩnh vực và mọi người đều phải tham gia cuộc chiến này”.
Bởi vậy, khi WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch chính là gửi một thông điệp đến mọi người trên toàn thế giới rằng đại dịch COVID-19 không phải là vấn đề của một vài quốc gia hay một số người mà đại dịch đã là một vấn đề toàn cầu và hơn bao giờ hết, các quốc gia cần đoàn kết, hợp tác để đối phó với vấn đề này.
Quả thật, đại dịch COVID-19 đưa đến và kéo theo sự “tam trùng” của ba cuộc khủng hoảng liên đới với nhau, đó là: cuộc khủng hoảng về y tế, cuộc khủng hoảng - suy thoái về kinh tế, và cuộc khủng hoảng về xã hội.
Sự lây lan nhanh chóng của đại dịch, buộc các quốc gia phải thực hiện các các giải pháp khẩn cấp cách ly xã hội trên diện rộng và giữa các quốc gia, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trên toàn cầu cũng như trong mỗi quốc gia, làm cho hệ thống sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa “bị đột ngột đừng lại” là tác nhân chủ yếu gây nên khủng hoảng và suy thoái kinh tế.
Nền sản xuất và lưu thông bị dừng lại, đình đốn đã kéo theo một loạt những vấn đề xã hội: tình trạng mất việc làm của hàng chục triệu lao động trong hầu hết các lĩnh vực ở mỗi nước, thu nhập bị giảm sút hoặc không còn thu nhập; an sinh xã hội đứng trước thách thức rất lớn; các lĩnh vực xã hội khác cũng rơi vào đình đốn, trì trệ; mâu thuẫn, nghèo đói và bất bình đẳng xã hội tăng lên.
Đại dịch Covid-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng mà còn là một biến cố lớn đối với nhân loại. Những mầm mống tiêu cực và tích cực trên mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội... bung ra mạnh mẽ hơn trong bối cảnh dịch bệnh càn quét toàn cầu. Đại dịch khiến thế giới phải đối diện với những vấn đề chưa có tiền lệ.
Trước những tác động to lớn của đại dịch COVID-19, toàn thế giới đã nỗ lực chung tay cùng đối phó với đại dịch. Bên cạnh những biện pháp phòng dịch, nhiều nước có nền y học hiện đại đã nỗ lực không ngừng chạy đua với thời gian để nhanh chóng giải mã thành công bộ gien virus corona chủng mới, từ đó đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc đặc trị.
Cho đến nay, hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân và khoảng 200 triệu liều vaccine đã được tiêm trên toàn thế giới. Nhiều loại vaccine đã cho thấy hiệu quả cao như vaccine của Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức), AstraZeneca/Đại học Oxford (Anh)…
Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX) cũng là một nỗ lực rất lớn trong 1 năm qua của cộng đồng quốc tế. COVAX do WHO đứng đầu cùng với sự tham gia của các tổ chức khác gồm Liên minh vaccine (GAVI), Liên minh Sáng kiến và Chuẩn bị Phòng dịch (CEPI), đã phân phối được hơn 20 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đến 20 quốc gia, chủ yếu ở châu Phi. Trong bối cảnh rất nhiều quốc gia đang chạy đua để giành được những hợp đồng mua vaccine thì COVAX được xem như "cứu tinh" của các nước nghèo trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.
Hơn 1 năm chống chọi với COVID-19, thế giới hiện đang tràn đầy hy vọng đại dịch sẽ sớm kết thúc nhờ kết hợp tiêm chủng vaccine và các biện pháp y tế cộng đồng khác đã chứng tỏ hiệu quả, cùng với tinh thần "chung sức, đồng lòng", không để ai bị lãng quên. Dù diễn biến dịch bệnh được dự báo có thể còn phức tạp, khó lường, song có thể nói chính những tia hy vọng như vậy đã tiếp thêm sức mạnh cho cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến trường kỳ chống COVID-19.
WTO dự báo thương mại toàn cầu năm 2021 sẽ phục hồi với kết quả phụ thuộc phần lớn vào dịch bệnh và hiệu quả của các phản ứng chính sách.
Tuy nhiên, hiện vẫn là lúc các quốc gia không được phép lơ là và phải hợp tác cùng nhau để đẩy lùi đại dịch. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC), bà Andrea Ammon cảnh báo nguy cơ virus SARS-CoV-2 có thể còn tồn tại lâu dài, bất chấp tỷ lệ lây nhiễm đã chậm lại và nhiều nước trên thế giới đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên diện rộng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục kêu gọi mỗi quốc gia, mỗi cá nhân cần chủ động và tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ, giãn cách xã hội, tuân thủ các khuyến cáo vệ sinh dịch tễ, tăng cường xét nghiệm phát hiện và khoanh vùng sớm các ca bệnh, truy dấu tiếp xúc để đảm bảo không bỏ sót các ca mắc và chuẩn bị các phương tiện điều trị thích hợp.
WHO khẳng định "không bao giờ là quá muộn" để đảo ngược tình hình, điều quan trọng là duy trì các nỗ lực phòng chống và ứng phó bền vững ở tất cả các cấp, từ cộng đồng, quốc gia, khu vực và trên toàn cầu với tinh thần đoàn kết.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 11/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 118.591.858 ca, trong đó có 2.630.409 người tử vong. Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 94.195.644 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 21.765.805 ca và 89.828 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Pháp, Nga và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 541.880 ca tử vong trong tổng số 29.851.560 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 158.213 ca tử vong trong tổng số 11.284.816 ca nhiễm. Brazil đứng thứ 3 với tổng số 11.202.304 ca nhiễm, trong đó 270.656 ca tử vong. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.