Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Virus corona có thể đã lây từ động vật trong chợ sang người. Nguyên nhân có thể do người đi chợ tiếp xúc trong không gian quá hẹp với động vật, thịt tươi sống. Theo ông Wang Yuedan - Giáo sư miễn dịch học tại trường y của Đại học Bắc Kinh, việc thích ăn thịt tươi không qua kiểm soát chặt chẽ, ăn động vật hoang dã khiến cho Trung Quốc có nguy cơ bị những đợt bùng phát mới do người và con vật ở quá gần nhau.
Dưới đây là những đại dịch từng cướp đi mạng sống của hàng chục ngàn người trên khắp thế giới.
Bệnh lao là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, gây chết người. Lao bao gồm 2 thể: lao tiềm ẩn và lao hoạt động. Lao tiềm ẩn không lây nhiễm, hệ miễn dịch của con người có thể tự chống lại bệnh.
Đối tượng dễ mắc lao hoạt động là những người có hệ miễn dịch kém, triệu chứng đi kèm là ho, đau ngực dữ dội, chán ăn...
Vào đầu thế kỷ thứ 19, cứ 7 người lại có một người tử vong vì đại dịch lao. Thời điểm đó, nguyên nhân chưa được xác định, người bệnh đều tin chỉ cần đến bệnh xá và nghỉ ngơi là sẽ khỏi.
Đến năm 1882, bác sĩ người Đức, tên là Robert Kock đã phát hiện ra có rất nhiều trẻ sơ sinh chết vì uống sữa bò nhiễm trùng. Sữa bò được nghiên cứu chính là trung gian gây ra rất nhiều mầm bệnh, trong đó có cả bệnh lao.
Kể từ đó, phương pháp thanh trùng sữa bò ra đời, giúp giảm đáng kể số ca nhiễm lao do uống sữa bò.
Dịch tả xuất phát từ Ấn Độ sau đó lây lan ra khắp thế giới vào thế kỷ 19. Con đường lây nhiễm bệnh tả phổ biến nhất là thực phẩm và nước uống.
Chỉ trong 200 năm, bệnh tả đã gây ra 7 trận đại dịch trên thế giới. Vào năm 1832, có gần 40.000 người tại Pháp tử vong vì căn bệnh này. 1848-1849, dịch tả đã tấn công nước Anh và gây ra cái chết cho 70.000 người.
Vào năm 1937, dịch tả đã giết hại hơn 75.000 người tại miền Bắc Việt Nam. Dịch tả bùng nổ ở Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua khiến hơn 12.000 người chết.
Hiện nay, dịch tả vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng ở một số nơi trên thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 3-5 triệu người mắc bệnh.
Năm 2014, dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola do virus Ebola gây ra đang bùng phát mạnh mẽ ở châu Phi và có nguy cơ vượt tầm kiểm soát. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ebola đã cướp đi gần 900 người tại vùng Tây Phi,
Ngày 17/7/2019, trong cuộc họp tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch Ebola đang diễn ra tại Congo là "trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu", gây nguy hiểm cho các quốc gia và đòi hỏi nỗ lực phối hợp quốc tế.
Dịch Ebola tại Congo được cho là đợt dịch Ebola nguy hiểm thứ hai trong lịch sử. Từ tháng 8/2018 đến 7/2019, đã có hơn 1.600 người đã tử vong vì virus Ebola.
Nhiều chuyên gia cho rằng virus này lây truyền từ động vật sang người thông qua chất dịch cơ thể của một con vật bị nhiễm bệnh, ví dụ như máu, phân và nước tiểu.
Những người làm nghề giết mổ hoặc ăn phải thịt động vật nhiễm bệnh có nguy cơ bị nhiễm virus khá cao, tương tự với việc tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu của dơi sống trong các hang động cũng có thể là khởi nguồn cho cơn dịch.
Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy virus Ebola có thể lây lan qua vết cắn của côn trùng.
SARS là chữ viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp nặng, được gây ra bởi coronavirus SARS. Trường hợp đầu tiên nhiễm SARS là vào cuối năm 2002 tại Trung Quốc. Chỉ trong vài tuần, SARS đã lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường du lịch hàng không. Virus SARS đã lây nhiễm sang khoảng 8.000 người trên toàn thế giới, trong đó khoảng 800 người tử vong.
Qua quan sát bằng kính hiển vi điện tử, virus này cho thấy có hình dạng và nhiều đặc điểm tương tự chủng Coronavirus.
Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh SARS chỉ từ một loại virus, khi virus xâm nhập vào cơ thể người, chúng có thể lây nhiễm sang cơ thể người khác qua đường hô hấp bao gồm nói chuyện, ho, hắt hơi, dùng chung đồ dùng cá nhân, cốc uống nước... Vẫn có những trường hợp khác khiến virus corona lây nhiễm vào cơ thể người qua tay nắm cửa, điện thoại, hay các nút thang máy mà người bệnh từng sử dụng.
Trong giai đoạn 1918-1919, có tới 500 triệu người (tức 1/3 dân số thế giới thời điểm đó) nhiễm dịch cúm Tây Ban Nha.
Đại dịch này đã cướp đi mạng sống của 20-50 triệu người. Bệnh khởi nguồn từ Châu Âu, sau đó lan sang Mỹ và một phần Châu Á.
Căn bệnh này ban đầu chỉ có biểu hiện như dịch cúm thông thường, sau đó da bệnh nhân sẽ chuyển dần sang màu xanh, bị ho dữ dội dẫn tới tiểu tiện không tự chủ, ói mửa... Virus tấn công mạnh vào phổi, rất nhiều bệnh nhân đã chết vì viêm phổi.
Đến nay, dịch hạch vẫn được coi là một căn bệnh kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Dịch hạch được bệnh danh là "cái chết đen", xuất thân từ Trung Quốc, khởi nguồn do vi khuẩn yersinia pestis gây ra, lây truyền chủ yếu từ động vậy gặm nhấm sang người qua vật trung gian là bọ chét.
Bệnh nhân dịch hạch bắt đầu với triệu chứng đau đầu, sốt, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết...
Bệnh dịch hạch diễn ra trong 13 năm, từ 1338 tới 1351. Nói về sức phá hủy của nó, người ta chỉ cần mô tả bằng một câu ngắn gọn: "Trong 13 năm liền, nó ngự trị trên toàn châu Âu như một ông hoàng, lấy đi sinh mạng của 75 triệu người vô tội".
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.