Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sáng 11/9, trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia phát thông báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long và tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam, sông Hồng.
Đáng lưu ý, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa 11/9. Trước đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội đã chính thức nâng mức báo động lũ trên sông Hồng lên cấp 2. Quyết định này được đưa ra sau khi mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên đạt mức 10,50m, ở ngưỡng báo động cấp 2.
Theo lãnh đạo TP. Hà Nội, tính từ năm 2008 đến nay, mực nước sông Hồng mới lên cao ở mức này nên người dân có thể chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó, chính quyền có thể bị động.
Trên thực tế, miền Bắc nước ta cũng đã trải qua nhiều trận "đại hồng thủy" đáng sợ trong suốt chiều dài lịch sử.
Theo Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, từ khi lũ lụt được ghi vào quốc sử thì cũng xuất hiện những thông tin về công cuộc đắp đê, chống lũ lụt của dân tộc Việt Nam. Chẳng hạn như năm 1077, triều đình nhà Lý cho đắp đê ở sông Như Nguyệt (sông Cầu); đến năm 1108, lại đắp đê Cơ Xá. Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đặt cơ quan chuyên phụ trách về đê điều gọi là Hà đê sứ. Nhà Trần chăm lo việc đắp đê sông ngăn lũ và đê biển ngăn mặn đồng thời coi trọng công tác hộ đê, phòng chống lụt. Sau đó, nhà Lê tiếp tục đặt các chức quan Khuyến nông và Hà đê, chuyên trông coi, đôn đốc việc sửa chữa, đắp đê, đào khơi sông ngòi, phòng chống lũ lụt, hạn hán, giải quyết vấn đề nước cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, tình hình lũ lụt vẫn xảy ra thường xuyên.
Cuối thế kỷ 18, do chiến tranh loạn lạc, đê điều không được bảo vệ, chăm sóc thường xuyên, nạn vỡ đê vì thế ngày càng trở nên trầm trọng.
Dưới thời Nguyễn, từ năm 1803 đến năm 1857, miền Bắc xảy ra 26 đợt lũ, lụt, vỡ đê. Theo thố kê, từ năm 1870 đến năm 1896, có 8 trận lụt do vỡ đê, mỗi trận lụt gây thiệt hại rất nặng nề.
Dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1909 đến năm 1930 có 30 trận bão lớn đổ bộ vào miền Bắc, gây mưa lớn và ngập lụt trên phạm vi rộng; đặc biệt là các trận bão lũ năm 1909, 1911, 1913, 1915, 1926 và 1929.
Các trận lụt đáng nhớ trong lịch sử có thể kể đến là trận lụt năm 1905. Trận lụt này làm vỡ đê ở Co Lieu gây lũ lụt ở các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, làm ngập khoảng 36.000ha lúa. Mặt khác, giao thông giữa Hà Nội và Nam Định bị gián đoạn từ 12/8 đến 10/11/1905, đường sá bị thiệt hại nặng.
Trận lụt năm 1905 cũng làm vỡ đê ở Kim Sơn gây ngập 30.000ha lúa ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Đường tàu đoạn từ Hà Nội đến Cẩm Giàng bị gián đoạn gần 1 tháng, từ 15/8 đến 4/9/1905. Mưa nhiều kết hợp với vỡ đê khiến vụ tháng 10 thiệt hại ở hầu hết các tỉnh miền Bắc.
Tiếp đến là trận lụt năm 1909, khiến đê sông Đuống vỡ ở đoạn qua làng Đặng Xá, tỉnh Bắc Ninh, cách cầu sông đuống 6km về phía hạ lưu, chiều dài đoạn vỡ đê từ 50-60m, bất chấp những nỗ lực gia cố trước đó. Sau đó không lâu, đoạn vỡ thứ hai rộng hơn (250-350m) xảy ra ở hạ lưu so với đoạn thứ nhất, giữa các làng Kim Son và Lien Ho, nơi từng vỡ đê vào năm 1905.
Vỡ đê sông Đuống liên tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đối với mùa màng ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Đồng thời, việc này cũng khiến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội gián đoạn, đoạn từ Phu Thung đến Đình Dù trên chiều dài khoảng 2km. Giao thông ngưng trệ trong gần 1 tháng. Ở tỉnh Hải Dương, vỡ đê gây thiệt hại mùa màng trên diện tích 6.000ha; Hải Phòng thiệt hại nặng hơn 1.800ha bị ngập; Hưng Yên bị thiệt hại nặng nhất, ngoài mùa màng, nhiều gia cầm và nhà cửa bị cuốn trôi.
Một trận đại hồng thuỷ khác trong lịch sử là trận lụt năm 1911. Lũ dai dẳng trong tháng 6, cộng thêm mực nước sông Hồng và các phụ lưu dâng cao bất thường ở nửa sau tháng 7 khiến đê điều suy yếu. Đê sông Cầu vỡ nhiều chỗ; Bắc Ninh bị ngập do đê tả ngạn sông Đuống, đoạn Chung Quan, Chi No, Ma Duo vỡ.
Đáng chú ý nhất phải kể đến trận lụt năm 1971 (hay còn được biết đến với tên gọi Đại hồng thủy 1971) là một đợt lũ lụt rất lớn xảy ra ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng và sông Thái Bình vào giữa tháng 8/1971.
Tại thời điểm năm 1971, tại 13 tỉnh thành phía Bắc có sự cố vỡ đê lớn. Ngày 19/8, nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Tường, đê bối Thanh Trì phía hữu ngạn sông Hồng.
Đến ngày 20, vỡ đê Lâm Thao; sang ngày 21 thì vỡ đê Vĩnh Lại và đê Cao Xá. Nhiều đoạn đê khác cũng đã bị vỡ với chiều dài đoạn bị hỏng là tương đối lớn.
Trận lụt đã khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới khoảng 2,7 triệu người khác, ước tính thiệt hại lên đến con số 70 triệu đồng theo thời giá lúc bấy giờ (năm 1971) - tương đương với hàng chục nghìn tỉ đồng ngày nay. Tổng số trên 120.000 công trình liên quan đến nhà cửa, kho tàng bị ngập và trôi.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.