Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong 10 năm (1954-1964), Hà Nội đã tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển với tinh thần tự lực cánh sinh, lao động cần cù, sáng tạo.
Ở vùng ngoại thành, nông dân được chia ruộng đất, phấn khởi sản xuất và tham gia vào các tổ đổi công và hợp tác xã. Công thương nghiệp tư bản tư doanh được cải tạo một cách hòa bình bằng hình thức công tư hợp doanh. Các khu công nghiệp mới ra đời, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp mới mọc lên. Nhiều công trình thủy lợi, nông trường, trại chăn nuôi được xây dựng.
Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông được mở mang phát triển. Nhiều trường đại học lớn ra đời. Một số bệnh viện cũ được cải tạo, nâng cấp và xây dựng nhiều bệnh viện mới.
Đến năm 1965, Hà Nội đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục phát triển vượt bậc. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Đi đôi với việc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh và chi viện cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, đến ngày 29/6/1966, không quân của Mỹ đã ném bom kho xăng Đức Giang, bắt đầu giai đoạn đánh phá trực tiếp vào Thủ đô Hà Nội.
Đặc biệt, 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, Mỹ dùng máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác. Hà Nội cùng với các quân, binh chủng, các tỉnh, thành phố đã tổ chức lực lượng chiến đấu, đánh thắng hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, Hà Nội lại phải đương đầu với những khó khăn, thử thách mới rất gay gắt, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của các tỉnh, thành phố bạn, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội một mặt khẩn trương khôi phục những cơ sở kinh tế, văn hóa bị chiến tranh tàn phá, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; mặt khác cùng cả nước từng bước tháo gỡ khó khăn để đi lên.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã khắc phục nhiều khó khăn về nguyên liệu, phụ tùng, năng lượng, khai thác thêm nguyên vật liệu, sử dụng phế liệu, phế phẩm tạo ra nhiều vật tư thay thế và tiết kiệm vật tư để thực hiện kế hoạch. Hầu hết các xí nghiệp trung ương và địa phương bị địch đánh phá đã được xây dựng lại.
Đến năm 1982, thành phố đã xây dựng mới, sửa chữa và mở rộng 95 xí nghiệp. Một số công trình giao thông được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: cầu Đuống, cảng Phà Đen, sân bay Nội Bài, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương… Sản xuất nông nghiệp đã đạt năng suất 5,8 tấn thóc/ha với sản lượng 42 vạn tấn. Vùng rau chuyên canh và một số vùng cây công nghiệp bước đầu hình thành; chăn nuôi được chú trọng phát triển bảo đảm cung cấp 40% nhu cầu trứng và 30% nhu cầu thịt cho thành phố. Thương nghiệp đã cố gắng tổ chức khai thác, nắm nguồn hàng, đẩy mạnh gia công sản xuất, thu mua, trao đổi, phục vụ cho đời sống và góp phần thúc đẩy sản xuất. Riêng ở vùng kinh tế mới Lâm Đồng, trong các năm 1977-1984, Hà Nội đã đưa 12.861 hộ với 21.587 nhân khẩu vào khai hoang 4.611ha đất.
Từ năm 1986, Thành ủy Hà Nội đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế – xã hội, quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Cụ thể, kinh tế liên tục tăng trưởng cao, phát triển theo hướng bền vững. So với năm 1985, kinh tế của Thủ đô năm 2003 tăng 5,1 lần, bình quân tăng 9,5%/năm. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 27,9% năm 1985 lên 40,4% năm 2003; tỷ trọng dịch vụ giảm từ 66,5% xuống 57,2%; nông nghiệp giảm từ 5,6% xuống 2,4%; chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh có chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn 2001-2003, bình quân tổng đầu tư xã hội đạt 21.735 tỷ đồng/năm, tăng 3,3 lần so với bình quân giai đoạn 1991-1995 (6.515 tỷ đồng/năm). Tỷ trọng huy động vốn đầu tư xã hội của Thủ đô luôn đạt mức cao và có xu hướng tăng lên: năm 2000 là 49%, năm 2001 là 50,9%, năm 2003 là 52,8% (tỷ trọng của cả nước tương ứng là 28%, 33,8% và 35,9%).
Đầu tư trong nước giữ tỷ trọng chủ yếu, năm 2003 chiếm 86%, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng chiếm 14%. So với năm 1985, thu nhập bình quân đầu người năm 2003 đã tăng 3,1 lần. Thời điểm đó, Thủ đô Hà Nội chỉ chiếm 3,6% về dân số và 0,3% diện tích lãnh thổ quốc gia, nhưng đóng góp gần 8% GDP, trên 10% giá trị sản xuất công nghiệp, 11% giá trị dịch vụ, 10% tổng đầu tư xã hội, trên 9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 14,5% tổng thu ngân sách quốc gia.
Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, đã cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình mới làm cho diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang. Các cửa ngõ ra vào thành phố được mở rộng và xây dựng nhiều tuyến đường mới, xây dựng một số khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại, mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng và trang bị hiện đại.
Không những vậy, công tác đối ngoại cũng được mở rộng, phát triển và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội; thiết lập mối quan hệ hữu nghị với trên 60 thủ đô và thành phố của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Các hoạt động hợp tác, giao lưu về văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật,… giữa Thủ đô Hà Nội với các thủ đô và thành phố trên thế giới cũng diễn ra thường xuyên với nội dung phong phú, đa dạng. Hợp tác giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đạt được kết quả đáng khích lệ, được chính quyền và nhân dân các địa phương đồng tình, trân trọng, góp phần thực hiện chủ trương: “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội".
Đáng chú ý, sau khi mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008, kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực.
Trong 10 năm từ 2008 - 2018, kinh tế Hà Nội tăng trưởng bình quân 7,41%/năm, gấp gần 1,3 lần mức tăng bình quân chung cả nước là 6%; Quy mô GRDP năm 2018 ước đạt 904.460 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng.
Tổng mức bán lẻ tăng từ 132.837 tỷ lên 288.955 tỷ đồng (2,18 lần); kim ngạch xuất khẩu tăng từ 6,9 tỷ USD lên 11,78 tỷ USD (1,7 lần). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển.
Khách quốc tế từ 1,3 triệu lượt năm 2008 tăng lên 4,95 triệu lượt năm 2017 (tăng xấp xỉ 4 lần). Thị phần khách quốc tế tăng lên chiếm xấp xỉ 40% lượng khách cả nước. Hà Nội tiếp tục khẳng định là trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc, cầu nối đưa khách du lịch trong ASEAN và các nước trong khu vực.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khả quan, đặc biệt nhờ cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năm 2018, Hà Nội vươn lên dẫn đầu cả nước về FDI với 7,5 tỷ USD.
Đến năm 2019, tăng trưởng GRDP vượt kế hoạch đề ra (Kế hoạch năm 2019 tăng 7,4%-7,6%). Quy mô GRDP năm 2019 theo giá hiện hành ước tính đạt 971.700 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 120,1 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2018 (tăng 7,9 triệu đồng). Cơ cấu GRDP năm 2019 chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,99% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,69%; khu vực dịch vụ chiếm 64,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3%.
Năm 2020 là một năm đầy gian khó với cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, thành phố đã kịp thời chỉ đạo, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là tinh thần tự giác, tích cực, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, nhờ vậy đã kiểm soát và đẩy lùi được dịch bệnh.
Bên cạnh phòng, chống dịch hiệu quả, thành phố đã chủ động đánh giá tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế; đẩy mạnh các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; tái cơ cấu lại các ngành kinh tế; tổ chức nhiều hoạt động kết nối với các địa phương về cung cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm; làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều bộ, ngành nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Đồng thời, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục không cần thiết cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với nỗ lực kêu gọi đầu tư, Hà Nội cũng là địa phương duy nhất tổ chức hội nghị hợp tác đầu tư trong bối cảnh khó khăn sau dịch COVID-19, khẳng định Hà Nội luôn là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư.
Kinh tế Thủ đô đã phục hồi mạnh trong quý IV với mức tăng trưởng GRDP 5,77%. GRDP cả năm 2020 tăng 3,98%, gấp khoảng 1,4 lần bình quân chung của cả nước; chỉ số giá tiêu dùng CPI được kiểm soát ở mức 2,67%; thu ngân sách ước đạt 280.500 tỷ đồng, vượt dự toán và tăng 3,9% so với năm 2019.
Dưới tác động nặng nề của dịch COVID-19, tuy nhiên, Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm 2021. Tính chung cả năm 2021, GRDP của thành phố tăng 2,92%. thấp hơn kế hoạch năm 2021 (7,5%) và thấp hơn mức tăng trưởng năm 2020 (4,18%).
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là trong quý III, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, thành phố và nhiều tỉnh, thành trong cả nước thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động của nền kinh tế hầu như dừng lại thì đây là kết quả tích cực.
Sau khi dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát đầu năm 2022, đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch trở lại đã tạo đà cho sự phục hồi phát triển kinh tế. GRDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 7,79% (trong đó riêng quý II tăng 9,49%), gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch Covid-19.
Xác định mục tiêu phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, sau hơn một năm thực hiện Chương trình 03-CTr/TU trong điều kiện chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình đã được các cấp, ngành, địa phương thành phố triển khai hiệu quả.
Ngoài ra, trong nhiều năm qua hạ tầng kỹ thuật của thành phố được đầu tư rất mạnh, bộ mặt đô thị, nông thôn đã có nhiều thay đổi, tạo diện mạo mới cho Thủ đô. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành: Văn Quán, Mỹ Đình, Mỗ Lao, An Khánh về phía tây; Việt Hưng, Vinhomes Riverside về phía đông; Linh Đàm, Garmuda về phía nam; Ciputra ở phía bắc;… cùng với các khu đô thị mới trong vành đai 3 như Royal City, Times City, Trung hòa Nhân Chính… Các công trình giao thông, dự án trọng điểm được đẩy nhanh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.