'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo của Oxfam cho hay, 2017 là năm chứng kiến số lượng tỷ phú tăng mạnh nhất trong lịch sử, cứ 2 ngày thế giới lại có thêm một tỷ phú. Hiện trên toàn thế giới có 2.043 tỷ phú USD. Chín trên mười tỷ phú là nam giới.
Trong 12 tháng, của cải của nhóm những người giàu có và quyền lực nhất thế giới này đã tăng thêm 762 tỷ USD. Số của cải tăng lên này lớn gấp 7 lần số tiền đủ để chấm dứt nghèo đói cùng cực.
Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2015, những người lao động bình thường đã chứng kiến thu nhập của mình tăng trung bình chỉ ở mức 2% mỗi năm trong khi đó, tài sản của các tỷ phú đã tăng gần 13% mỗi năm – nhanh hơn gấp 6 lần.
82% số của cải tăng trên toàn cầu trong năm 2017 thuộc về 1% những người giàu nhất thế giới, trong khi đó của cải của 50% dân số ở dưới đáy lại không hề tăng.
Dữ liệu mới từ Credit Suisse cho thấy hiện nay 42 người đang sở hữu giá trị tài sản tương đương với tài sản của 3,7 tỷ người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội. Và 1% những người giàu nhất tiếp tục sở hữu nhiều của cải hơn so với với toàn bộ phần còn lại của nhân loại.
Oxfam đã lấy hàng loạt ví dụ về bất bình đẳng tại các quốc gia mà tổ chức này nghiên cứu trong năm 2017. Chẳng hạn như tại Nigeria, tiền lãi người đàn ông giàu nhất có thể kiếm được từ số tài sản của mình trong một năm đủ để có thể giúp 2 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực.
Ở Indonesia, bốn người giàu nhất sở hữu số lượng tài sản lớn hơn số lượng tài sản của 100 triệu người ở dưới đáy của xã hội.
Ở Mỹ, ba người giàu nhất sở hữu số tài sản tương đương với một nửa số dân ở tầng lớp bên dưới (khoảng 160 triệu người).
Ở Brazil, một người đang sống với mức lương tối thiếu phải làm việc trong 19 năm thì mới kiếm được số tiền bằng với số tiền mà một người nằm trong số 0,1% những người giàu nhất trên thế giới kiếm được trong một tháng.
Theo Oxfam, lý lẽ chủ đạo về mặt kinh tế biện minh cho sự bất bình đẳng rằng đó là động lực cho đổi mới và đầu tư.
"Chúng ta vẫn thường được nghe thuyết giảng rằng các tỷ phú là biểu tượng tối thượng của các lợi ích do tài năng, sự cần mẫn và sáng tạo mang lại. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy rằng nó là sản phẩm của thừa kế, độc quyền hoặc những mối quan hệ mật thiết với chính phủ", Oxfam nhận định.
Thống kê của Oxfam cho biết khoảng 1/3 số tài sản của các tỷ phú là từ thừa kế. Trong vòng 20 năm tới, 500 người giàu nhất thế giới sẽ bàn giao lại 2.4000 tỷ USD cho những người thừa kế của họ - một con số lớn hơn cả GDP của Ấn Độ, một quốc gia với 1,3 tỉ dân.
Độc quyền là yếu tố tạo nên lợi nhuận khổng lồ cho các ông chủ cũng như các cổ đông, và phần còn lại của thế giới lại phải trá giá cho việc đó.
Sức mạnh độc quyền lại càng trở nên mạnh mẽ hơn nhờ chủ nghĩa thân hữu, khả năng mà các lợi ích của các cá nhân có quyền lực thao túng chính sách công để bảo vệ tình trạng độc quyền hiện có và tạo ra các độc quyền mới.
Các thỏa thuận tư hữu hóa, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị bán dưới mức giá trị đáng có, tham nhũng trong mua sắm công, hoặc miễn thuế, các lỗ hổng thuế là tất cả những hình thức mà qua đó các lợi ích cá nhân, được gắn kết tốt, có thể làm giàu cho bản thân với cái giá phải trả của người dân.
Thành quả kinh tế đang ngày càng tập trung dành cho những người giàu nhất. Trong khi hàng triệu người lao động bình thường vẫn đang nhận được mức lương bèo bọt, lợi nhuận cho cổ đông và các giám đốc quản lý cấp cao đã đạt các mức kỷ lục mới.
Ở Nam Phi, 10% những người ở tầng lớp cao nhất của xã hội nhận được một nửa tổng thu nhập lương, trong khi 50% của lực lượng lao động ở bên dưới chỉ nhận được 12%. Với hơn một ngày lao động, một Giám đốc điều hành ở Mỹ có thể kiếm được số tiền tương đương với số tiền một người công nhân bình thường kiếm được trong cả năm.
Một điều rất thường thấy, con số lợi nhuận trả cho những cổ đông giàu có đang ngày càng tăng, khiến cho những người công nhân ngày càng bị vắt kiệt một cách tàn nhẫn.
"Để tăng lương cho 2,5 triệu công nhân may ở Việt Nam từ mức lương trung bình lên mức lương đủ sống thì cần 2,2 tỷ USD mỗi năm. Con số này chỉ tương đương với một phần ba số tiền mà 5 công ty hàng đầu trong ngành may mặc trả cho cổ đông", Oxfam dẫn chứng.
Theo Oxfam, tài sản của những người giàu nhất thường được tích tụ thông qua các hành vi lách thuế của họ và của các tập đoàn mà họ làm chủ hoặc là cổ đông. Với việc sử dụng mạng lưới các thiên đường thuế trên toàn cầu, như được thể hiện qua các vụ rò rỉ tài liệu Panama và Paradise, những người siêu giàu đang che dấu ít nhất 7.600 tỷ USD khỏi các cơ quan thuế.
Phân tích mới đây của nhà kinh tế học Gabriel Zucman cho nghiên cứu này cho thấy 1% những người giàu nhất thế giới đang trốn khoảng 200 tỷ USD thuế. Các quốc gia đang phát triển đang thất thu ngân sách ít nhất 170 tỷ USD mỗi năm từ thuế được dự báo từ các tập đoàn và những người siêu giàu.
Ngay cả các tỷ phú gây dựng tài sản của mình từ những thị trường cạnh tranh cũng thường tránh đóng thuế bằng cách giảm lương và điều kiện làm việc của người công nhân, đẩy các quốc gia vào một cuộc đua tự sát đến đáy về lương, quyền lao động và mức thuế thấp.
Oxfam cho rằng nền kinh tế không nhất thiết phải được cơ cấu theo cách như hiện nay. "Chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế nhân văn hơn. Một nền kinh tế mà ở đó quyền lợi của những người công nhân bình thường và những nhà sản xuất lương thực phạm vi nhỏ, chứ không phải lợi ích của những người được trả lương cao và các ông chủ của các khối của cải kếch sù, phải được đặt lên hàng đầu".
Nền kinh tế đó có thể chấm dứt tình trạng bất bình đẳng cực đoan trong khi vẫn đảm bảo được tương lai cho hành tinh của chúng ta.
"Chúng ta không thể chấp nhận việc tuân thủ một cách giáo điều một nền kinh tế tân tự do và không thể chấp nhận để một nhóm nhỏ những người có quyền lực tác động đến các chính phủ", Oxfam kêu gọi.
Theo Oxfam, có hai cách để đạt được điều này là thiết kế các nền kinh tế để chúng bình đẳng hơn ngay từ đầu và sử dụng thuế cùng với chi tiêu công để tái phân bổ và tăng tính công bằng.
Cụ thể, chúng ta có thể sử dụng quy định để đảm bảo rằng những người công nhân có quyền thương lượng tốt hơn; đảm bảo rằng các thiên đường thuế sẽ không còn tồn tại; độc quyền sẽ bị phá bỏ; khu vực tài chính và các tiến bộ về công nghệ phục vụ lợi ích cho số đông.
Các chính phủ và các doanh nghiệp có thể cùng hành động để đảm bảo rằng mức lương nghèo nàn, nô lệ, công việc nguy hiểm và bất ổn là những điều không thể chấp nhận được xét trên các khía cạnh về đạo đức.
"Chúng ta phải khẩn trương tái thiết lại nền kinh tế theo cách bù đắp cho những người lao động bình thường và các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở dưới đáy và chấm dứt bóc lột. Chúng ta phải dừng việc làm lợi quá đáng cho những người siêu giàu.
"Đó là điều mà mọi người mong muốn. Đó cũng là điều mà các nhà lãnh đạo của chúng ta đã hứa. Cùng nhau, chúng ta có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc khủng hoảng về bất bình đẳng. Chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế nhân văn hơn và một thế giới bình đẳng hơn cho con cháu của chúng ta", báo cáo viết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.