'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 29/5/2019, phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP. Hà Nội đã cấp đăng ký thay đổi cho Công ty Cổ phần Phát triển thương mại và dịch vụ VinAsia đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Vinpearl Air với số vốn điều lệ là 1.300 tỷ đồng.
Cùng với việc đổi tên, ngành nghề kinh doanh chính của công ty cũng được thay đổi từ kinh doanh bất động sản sang vận tải hành khách hàng không. Vinpearl Air có 3 cổ đông sáng lập gồm Công ty Cổ phần Phát triển du lịch VinAsia góp vốn 45%, ông Hoàng Quốc Thủy góp vốn 30% và ông Phạm Khắc Phương góp vốn 25%.
Để hiện thực hóa giấc mơ bay, Vingroup đã ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam.
VinAviation Schoo thuộc Tập đoàn Vingroup cũng vừa công bố chính thức tuyển sinh khóa 1 với số lượng dự kiến 400 học viên phi công. Sau khi tốt nghiệp, các học viện sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và CASA và có cơ hội học liên thông lên đại học chuyên ngành quản trị hàng không. Bên cạnh đó, các học viên đều được Vinpearl Air đảm bảo việc làm với mức thu nhập hấp dẫn.
Đến ngày 22/8, trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá hồ sơ của Vinpearl Air đủ điều kiện để báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt đầu tư.
Theo hồ sơ, Vinpearl Air dự kiến bắt đầu khai thác thương mại vào tháng 7/2020 với đội máy bay 6 chiếc. Trung bình hàng năm Vinpearl sẽ đưa vào khai thác 6 máy bay và đến năm 2025 đội bay đạt 36 chiếc. Trong khi đó, Cục Hàng không Việt Nam cho rằng quy mô đội bay của Vinpearl Air nên ở mức 30 máy bay vào năm 2025 là phù hợp.
Cơ quan này khuyến cáo kế hoạch phát triển quy mô đội bay 36 chiếc vào năm 2025 của Vinpearl Air có khả năng sẽ vượt quá nhu cầu của thị trường, trong trường hợp Vietnam Airlines thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cao và các hãng hàng không thực hiện theo đúng kế hoạch đội bay đã báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Cũng theo hồ sơ, Vinpearl Air có tổng vốn đầu tư 4.700 tỷ đồng, đặt căn cứ tại sân bay Nội Bài. Hãng này sẽ kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế, nội địa theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa hãng hàng không truyền thống và chi phí thấp, hay còn gọi là hàng không hybrid, mô hình tương tự Bamboo Airways.
Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam của Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) có trụ sở tại 17 Lê Quý Đôn, phường Phú Hội, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Nguyễn Quốc Kỳ làm Chủ tịch HĐQT, ông Vũ Đức Biên làm Tổng giám đốc.
Dự án có mục tiêu xây dựng hãng hàng không gắn với du lịch, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng không của Việt Nam, phát triển ngành du lịch lữ hành. Địa điểm thực hiện dự án tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tổng mức đầu tư ban đầu của Vietravel Airlines là 700 tỷ đồng
Vietravel Airlines đặt mục tiêu hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020, bắt đầu khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 10/2020.
Tương tự như Vinpearl Air, Vietravel Airlines mới đây cũng đã được Cục Hàng không Việt Nam nhận định đủ điều kiện để kiến nghị Thủ tướng phê duyệt đầu tư.
Theo hồ sơ của doanh nghiệp, trong năm đầu tiên, Vietravel Airlines dự kiến khai thác 3 máy bay dòng Airbus A320 hay Boeing 737 hoặc tương đương. Đến năm thứ 5, hãng sẽ nâng tổng số máy bay khai thác lên 8 chiếc.
Tổng mức đầu tư ban đầu của Vietravel Airlines là 700 tỷ đồng được huy động 100% bằng vốn chủ sở hữu. Nếu huy động thành công thêm 700 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu, tổng mức đầu tư của Vietravel Airlines sẽ tăng lên 1.400 tỷ đồng. Khi đó, Vietravel Airlines có thể đáp ứng quy định có vốn đăng ký từ 1.300 tỷ đồng, được phép khai thác trên 30 máy bay và có bay quốc tế.
Vừa điền tên mình vào danh sách các 'tân binh' của hàng không Việt chính là KiteAir của Thiên Minh Group. Cụ thể, Công ty Cổ phần hàng không Thiên Minh thuộc Thiên Minh Group vừa gửi hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam đề xuất thành lập hãng hàng không Cánh Diều (KiteAir) tại cảng hàng không Chu Lai (Quảng Nam) trong thời gian 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư dự án có hiệu lực.
Về quy mô dự án, Thiên Minh đề xuất đầu tư tổng cộng 30 máy bay tới năm 2024, trong đó có 15 máy bay ATR72 và 15 máy bay A320/A321 (hoặc dòng máy bay có năng lực tương đương).
Ngay trong năm đầu tiên hoạt động, Thiên Minh sẽ đầu tư 6 máy bay ATR72. Số máy bay này sẽ tăng gấp đôi ngay trong năm thứ hai. Sang năm thứ ba, Thiên Minh dự kiến khai thác 15 tàu ATR72 và 5 tàu bay A320/A321. Tiếp đó mỗi năm, Thiên Minh sẽ dưa thêm 5 tàu bay A320/A321 hoặc tương đương vào khai thác.
Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh được thành lập từ cuối tháng 6/2019 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Với mức vốn này, theo luật hiện hành, hàng không Thiên Minh có thể khai thác từ 11 đến 30 tàu bay và khai thác vận chuyển hàng không quốc tế.
Công ty Cổ phần hàng không Thiên Minh đăng ký 7 ngành nghề, trong đó có vận tải hành khách hàng không, vận tải hàng hóa hàng không, cho thuê máy bay...
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Thiên Minh Group, là cổ đông lớn nhất sở hữu 60% cổ phần, đồng thời là đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần hàng không Thiên Minh; 30% cổ phần do Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh sở hữu, 10% còn lại do bà Trần Thu Hằng sở hữu.
Vào năm 2017, Thiên Minh Group và hãng hàng không Hải Âu của ông Trần Trọng Kiên đã có thoả thuận để thành lập một hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, AirAsia sau đó đã thông báo chấm dứt thoả thuận này vào ngày 17/4/2019.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.