Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
SSI hiện đang tư vấn cho một số doanh nghiệp Nhà nước về việc chào bán công khai lần đầu (IPO) và việc thoái vốn cổ phần Nhà nước.
Ông Hưng chia sẻ tiếp: "Cách tiếp cận thay đổi của chính phủ đang khuyến khích các công ty chủ động hơn trong việc mở rộng kinh doanh và nâng cao hiệu quả, thúc đẩy những thay đổi tích cực trong nền kinh tế". Ông tin rằng điều này sẽ thúc đẩy môi trường tốt hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy Chính phủ đang nới lỏng mức trần sở hữu nước ngoài đồng thời thúc đẩy 700 doanh nghiệp Nhà nước niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng tốc độ IPO vẫn còn chậm. Đặc biệt, nhiều bên liên quan vẫn không muốn từ bỏ cổ phần.
Tuy nhiên, tiến độ dự kiến sẽ được đẩy nhanh vào năm 2018 vì Chính phủ cảnh báo sẽ phạt những doanh nghiệp Nhà nước chậm tái cơ cấu và cổ phần hóa.
Ngày 15/11, Bộ Công Thương thông báo tiến hành chào bán cổ phần tại hãng bia lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vào tháng 12. Bộ này nắm giữ khoảng 90% cổ phần và dự kiến sẽ bán hơn 50% trong vòng đầu tiên.
Ông Shosuke Mori, Phó Giám đốc Bộ phận Ngân hàng quốc tế tại Ngân hàng Sumitomo Mitsui cho biết khu vực Nhà nước phát triển chậm hơn so với khu vực tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. "Tôi nghĩ cải cách doanh nghiệp Nhà nước sẽ là chìa khoá thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam".
Một số đại biểu doanh nghiệp Việt Nam tham gia diễn đàn chia sẻ những kinh nghiệm tích cực khi có cổ đông ở nước ngoài. Chủ tịch Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho biết đối tác Nhật Bản ANA "thỏa mãn mọi tiêu chuẩn" của hãng đối với một nhà đầu tư. ANA nắm giữ 8,8% cổ phần và quan hệ hợp tác chiến lược giữa 2 bên có thể "hỗ trợ hoạt động mở rộng và phát triển của Vietnam Airlines".
"ANA nắm giữ 8,8% cổ phần Vietnam Airlines sẽ chào bán thêm 4,1% cổ phần vào đầu tháng 12 với các nhà đầu tư tiềm năng", Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho biết.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết sẽ "chủ động cải tiến trong mọi lĩnh vực" để thu hút các nhà đầu tư. Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên trong nước gỡ bỏ hoàn toàn giới hạn quyền sở hữu nước ngoài, mở đường cho các nhà đầu tư quốc tế nắm giữ trên 58%. Các cổ đông lớn bao gồm công ty thực phẩm Singapore Fraser và Neave.
Sau đợt đấu giá thành công lần thứ 2 của cổ phiếu Vinamilk vào tuần trước, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ tổ chức roadshow để giới thiệu cho nhà đầu tư tiềm năng về thủ tục thoái vốn cho 4 công ty blue-chip, bao gồm Tập đoàn FPT và Nhựa Tiền Phong.
Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) rất tâm đắc về quan hệ đối tác với JX Nippon Oil & Energy của Nhật Bản. Hai bên đang hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hợp tác quản lý, phát triển thị trường và lập kế hoạch chiến lược. Sở hữu nước ngoài của Petrolimex hiện đang ở mức 20%.
Những tín hiệu tích cực này đang diễn ra trong bối cảnh 11 nước vừa "hồi sinh" TPP với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI nhấn mạnh các cuộc đàm phán TPP đã thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tuân thủ các tiêu chuẩn kinh doanh quốc tế, tiếp tục cải thiện môi trường cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn, Việt Nam hiện nay là một trong những thị trường năng động nhất ở châu Á và tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua đang giúp thu nhập gia tăng. Các diễn giả cũng nhận định, cải cách thị trường chứng khoán và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ là hai trong số những động lực chính giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Và đây cũng là những yếu tố sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác đầu tư chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Ước tính đến nay, Nhật Bản có hơn 3.200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI vào Việt Nam. Kỳ vọng các con số trên sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai gần trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh mô hình hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng, thúc đẩy khởi nghiệp, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp với khu vực và toàn cầu...
Về tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo sẽ đạt mức trên 6,7% trong năm nay và được dự báo duy trì ở mức cao cho 5 năm tiếp theo, trong khi lạm phát được kiềm chế dưới mức mục tiêu, tỷ giá tương đối ổn định mặt bằng lãi suất vốn được duy trì ở mức hợp lý, Nhà nước coi kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân là trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội… thì đây là điều kiện rất cơ bản tạo nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của thị trường vốn – thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ông Sơn, chủ trương và kế hoạch cụ thể đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và thoái vốn trong thời gian tới của Chính phủ sẽ cung cấp một lượng hàng hóa có chất lượng cho thị trường.
"Trong 9 tháng đầu 2017, Chính phủ đã cổ phần hóa thành công 34/44 doanh nghiệp Nhà nước nằm trong kế hoạch. Trong thời gian 1-2 năm tới, hàng trăm doanh nghiệp Nhà nước sẽ được thực hiện cổ phần hóa và tham gia niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường. Thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ tăng trưởng về quy mô và tạo ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước", vị này cho biết.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.