Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trái ngược với lựa chọn của Vietcombank (xem thêm: Chuyện dự phòng ở Vietcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã chấp nhận hy sinh tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng/quy mô nợ xấu) để đổi lấy tăng trưởng lợi nhuận.
Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 của ACB cho thấy lũy kế 9 tháng, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6.411 tỷ đồng, tăng tới 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Trên thực tế, các mảng kinh doanh của ACB vẫn hoạt động tốt, như mảng tín dụng ghi nhận tăng trưởng thu nhập lãi thuần 15,8%, các mảng phi tín dụng ghi nhận tăng trưởng lãi thuần 11,8%, giúp tổng thu nhập hoạt động tăng 14,9%. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng thấp hơn với 11,8%, giúp ngân hàng này đạt tăng trưởng lợi nhuận thuần lên đến 24,2%.
Mặc dù chi phí dự phòng rủi ro tăng gấp 4,3 lần từ mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái (đạt 694 tỷ đồng) nhưng lượng trích lập thêm này không theo kịp tốc độ tăng nợ xấu.
Theo đó, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, quy mô nợ xấu của ACB tính đến hết tháng 9/2020 đạt 2.479 tỷ đồng, tăng tới 71% so với đầu năm, tương đương tăng 1.030 tỷ đồng.
Đi sâu hơn, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng tới 253%; trong khi nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 74,8% và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 22,4%.
Việc chi phí dự phòng không theo kịp tốc độ tăng nợ xấu đã khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB giảm rất mạnh, từ mức 175% cuối năm 2019 xuống còn 117% cuối tháng 9/2020.
Dù giảm mạnh nhưng cũng cần lưu ý rằng, đây vẫn là mức bao phủ cao hàng đầu trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Thống kê từ năm 2012 (năm ACB bắt đầu ghi nhận nợ nhóm 6 công ty liên quan tới bầu Kiên) đến năm 2019 cho thấy tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng này đã tăng liên tục và bắt đầu vượt 100% từ năm 2017 (đạt 133%). Năm 2018 và năm 2019, tỷ lệ này là 152% và 175%.
Việc giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức rất cao này cho thấy quan điểm thận trọng của ACB. Ban lãnh đạo ACB cũng từng nhiều lần chia sẻ về hướng đi mang tính an toàn của ngân hàng, trong đó có quan điểm về xử lý nợ xấu. Theo đó, ngân hàng hướng đến việc xử lý dứt điểm nợ xấu sớm nhất có thể, cố gắng đạt tốc độ xử lý nợ xấu cũ bằng tốc độ phát sinh nợ xấu mới.
Chính vì vậy, tỷ trọng chi phí dự phòng/lợi nhuận thuần của ACB mặc dù ở mức rất thấp so với mặt bằng chung trong hệ thống ngân hàng (năm 2019, tỷ lệ này chỉ vỏn vẹn 3,5% trong khi một ngân hàng nổi tiếng về chất lượng tài sản như Vietcombank cũng ở mức 22,7%) nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức rất thấp, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao hàng đầu hệ thống.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã khiến ACB không thể đạt được mức xử lý nợ xấu tối ưu như trước đây, khi nợ xấu mới phát sinh nhanh, còn nợ xấu cũ thì khó xử lý hơn do bị gián đoạn trong một số giai đoạn cao điểm của dịch và thị trường mua bán tài sản bảo đảm cũng ảm đạm hơn rất nhiều.
Ở thời điểm hiện tại, các chỉ số an toàn liên quan đến nợ xấu của ACB vẫn ở mức tốt. Nợ xấu mặc dù tăng mạnh nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,83%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn thuộc top đầu hệ thống.
Dù vậy, những tín hiệu mới về nợ xấu nói chung và tỷ lệ bao phủ nợ xấu nói riêng ở ACB cần được quan sát kỹ càng trong tương lai, không chỉ bởi điều này liên quan trực tiếp đến lợi nhuận và mức độ an toàn của ngân hàng, mà còn có thể khiến ngân hàng thay đổi khẩu vị rủi ro trong kinh doanh, chẳng hạn gia tăng khẩu vị rủi ro để gia tăng biên lợi nhuận, bù đắp sự bào mòn lợi nhuận của nợ xấu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.