Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Giữ ngôi vương trong nhóm ngân hàng "đẹp ngoài, đẹp cả trong", như thường lệ, vẫn là Vietcombank. Nợ xấu nội bảng tại ngân hàng này chỉ ở mức 1,15% trong khi không có nợ xấu ngoại bảng, bởi năm nay, Vietcombank đã mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC.
Cùng với Vietcombank, "ông lớn" VietinBank cũng trong nhóm ngân hàng "sạch" khi duy trì nợ xấu nội bảng ở mức thấp 1,21%. Nếu tính cả nợ xấu tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu vẫn chỉ ở mức khoảng 1,6%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Quân đội (MB), "ông lớn" lai nhà nước – tư nhân tiếp tục giữ tiếng là ngân hàng "sạch" với nợ xấu nội bảng ở mức 1,35%. Dù không công bố nợ xấu mới nhất tại VAMC nhưng theo ước tính, tỷ lệ nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng của MB hiện chỉ nhỉnh hơn 2%.
Khá đáng chú ý trong danh sách ngân hàng "sạch" là Techcombank. Ngân hàng này 2 năm trở lại đây nổi lên như là một điểm nóng trong số các ngân hàng thương mại khi xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Ngay trong 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của Techcombank lên đến 4.840 tỷ đồng, tăng tới 69% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn cả người đàn anh MB (dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của MB 9 tháng đầu năm nay cũng rất cao, ở mức 44%) và chỉ "chịu thua" bộ ba Vietcombank, VietinBank, BIDV và "ông lớn mới nổi" VPBank.
Cùng với Vietcombank, Techcombank hiện cũng sạch nợ tại VAMC. Tỷ lệ nợ xấu hiện chỉ ở mức 1,93%. Ngân hàng này cũng đang ghìm cương tín dụng khi đưa dư nợ tín dụng giảm 5.244 tỷ đồng sau 9 tháng, tương đương mức giảm 3,7% so với hồi đầu năm, như là một động thái kiểm soát chặt nợ xấu sau 2 năm tăng trưởng rất mạnh.
LienVietPostBank, "ngôi sao mới" trong hệ thống ngân hàng với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lên đến 66% trong 9 tháng đầu năm, nợ xấu vẫn đang trong trạng thái "đẹp ngoài, đẹp trong" với tổng tỷ lệ nợ xấu hiện ở mức 2,31%.
Với ACB và TPBank, cùng từng trải qua "thời kỳ đen tối" nhưng nay, 2 ngân hàng này đã nhẹ bước khi tỷ lệ nợ xấu nội bảng giữ ở mức rất thấp 1,05% và 0,89%. Nếu tính cả nợ xấu tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu vẫn chỉ ở mức dưới 2%.
Còn với "tân binh" sàn UPCoM Kienlongbank, dù lợi nhuận không cao, chỉ đạt 153 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay nhưng điểm sáng với ngân hàng này là tình hình tài chính lành mạnh khi tỷ lệ nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng hiện chỉ ở mức 1,96%.
Nếu xét về tỷ lệ nợ xấu nội bảng, VPBank và Sacombank là 2 ngân hàng duy nhất "vượt trần" 3% của Ngân hàng Nhà nước, lần lượt ở mức 3,06% và 5,95%, tuy nhiên giữa 2 ngân hàng này có những sự khác biệt căn bản.
Với VPBank, ngân hàng này có đặc thù hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Hiện dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty con FE Credit chiếm tới 1/4 tổng dư nợ tín dụng của VPBank, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2017. Trong khi đó, trần nợ xấu 3% chỉ áp dụng với các ngân hàng thương mại.
Nếu xét riêng Ngân hàng mẹ, nợ xấu nội bảng của VPBank đang dưới ngưỡng 3%, ở mức 2,6%. Tuy vậy, nếu tính cả nợ xấu tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng mẹ - VPBank vẫn vượt 3%, ở mức 5,21%.
Với Sacombank, tỷ lệ nợ xấu thực tế hiện cao hơn nhiều con số 5,95%, ước tính khoảng trên 20% nếu tính cả nợ xấu tại VAMC và là quán quân nợ xấu trong ngành ngân hàng.
Tiệm cận với Sacombank là đàn em Ngân hàng Quốc dân (NCB). Là trường hợp duy nhất trong nhóm 9 ngân hàng yếu kém khi quyết định tự tái cơ cấu, đến nay, tỷ lệ nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng của ngân hàng này vẫn ở mức rất cao, khoảng 20%.
Cũng là trường hợp trong nhóm 9 ngân hàng yếu kém, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) hiện nay hình thành từ sự hợp nhất của 3 ngân hàng yếu kém trước đó là SCB, Ficombank và TinNghiaBank. Việc hợp nhất này dường như chỉ làm tăng quy mô và bù trừ mức độ nợ xấu giữa 3 ngân hàng chứ không tạo ra chuyển biến. Nợ xấu của SCB nếu tính cả nợ xấu tại VAMC đang ở mức khá cao, khoảng trên 7%. Đó là chưa kể đến các khoản nợ tiềm ẩn khổng lồ trong các khoản phải thu và lãi dự thu.
Cũng liên quan đến ngân hàng yếu kém, Habubank sau khi sáp nhập vào SHB một mặt giúp gia tăng nội lực cho SHB nhưng mặt khác lại đem về cho SHB khoản nợ xấu không nhỏ. Nếu tính cả nợ xấu tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của SHB hiện ở mức khoảng 4,8%. Sở dĩ SHB vẫn để nợ xấu thực tế vượt trần 3%, không hẳn là vì ngân hàng này không có đủ tiềm lực để trích lập dự phòng, mà bởi SHB được phép giãn thời gian trích lập dự phòng đến tận năm 2024 theo đề án sáp nhập Habubank.
Ở một trường hợp khác, "ông lớn" BIDV 9 tháng đầu năm nay báo lãi trước thuế 5.555 tỷ đồng, giảm nhẹ khoảng 200 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái do tăng mạnh trích lập dự phòng nhằm xử lý nợ xấu hậu sáp nhập MHB. Với cường độ trích lập dự phòng như hiện nay, BIDV nhiều khả năng sẽ sớm đưa tổng tỷ lệ nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng) về dưới 3%, bởi hiện tỷ lệ này dù vượt ngưỡng 3% nhưng không quá xa, hiện ở mức dưới 3,5%.
Trường hợp khá đáng chú ý trong danh sách vượt trần nợ xấu là VIB. Dù khá tích cực trong việc mua lại nợ xấu từ VAMC nhưng tổng tỷ lệ nợ xấu của tân binh UPCoM này hiện vẫn ở mức 3,83%.
Còn lại, với Eximbank, ngân hàng này vẫn đang giữ tỷ lệ nợ xấu "bề ngoài" dưới ngưỡng 3%, nhưng nếu xét thêm cả nợ xấu tại VAMC, tỷ lệ này là 7,08%.
Lãi dự thu, hay đầy đủ hơn là các khoản phải thu và lãi dự thu, vốn là các khoản tài chính bình thường mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng có. Tuy nhiên, không ít các ngân hàng đang lợi dụng các khoản này để giấu nợ xấu, báo lãi ảo.
SCB là trường hợp rất điển hình. Tổng các khoản phải thu và lãi dự thu của ngân hàng này hiện đang ở mức cao nhất ngành ngân hàng xét về cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối.
Về giá trị tuyệt đối, quy mô các khoản phải thu và lãi dự thu của SCB hiện lên đến 64.906 tỷ đồng, tăng hơn 8.300 tỷ đồng sau 9 tháng. Về giá trị tương đối, các khoản phải thu và lãi dự thu hiện chiếm đến 15,1% tổng tài sản của SCB.
Xếp sau SCB là Sacombank. Các khoản phải thu và lãi dự thu của Sacombank đang ở mức 40.306 tỷ đồng, chiếm 11,09% tổng tài sản. Tiếp đến là NCB, các khoản phải thu và lãi dự thu của ngân hàng này hiện chiếm tới 9,43% tổng tài sản.
Cả 3 trường hợp trên đều sở hữu tổng tỷ lệ nợ xấu vượt xa ngưỡng 3% của Ngân hàng Nhà nước, với Sacombank và NCB là khoảng 20%, trong khi với SCB là trên 7%. Việc tỷ lệ các khoản phải thu và lãi dự thu cao đột biến là dấu hiệu cho thấy tình hình nợ xấu của 3 ngân hàng này thậm chí còn xấu hơn cả tính toán nội, ngoại bảng.
Hầu hết các trường hợp còn lại, tỷ lệ các khoản phải thu và lãi dự thu trên tổng tài sản đều giữ ở ngưỡng ko đột biến. Cao nhất, trên 6%, là trường hợp của Techcombank. Như trên, Techcombank hiện đang sạch nợ tại VAMC và có tỷ lệ nợ xấu ở mức khá thấp 1,93%. Kể cả khi các khoản phải thu và lãi dự thu của ngân hàng này có hàm chứa nợ xấu tiềm ẩn thì nếu ghi nhận đầy đủ, nhiều khả năng tỷ lệ nợ xấu thực tế của Techcombank vẫn dưới 3%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.