'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Khi thua lỗ lớn và rời sàn chứng khoán năm 2014, ông có nói Alphanam cần một khoảng lặng từ 3-5 năm để tái cấu trúc toàn diện Tập đoàn. Năm 2017, Alphanam lãi kỷ lục, đây có phải kết quả bước đầu của một "New" Alphanam?
Ông Nguyễn Tuấn Hải: Đến thời điểm này thì tôi tự tin khẳng định rằng mọi thứ đã tích cực hơn rất nhiều đối với Alphanam. Các kế hoạch đang được triển khai suôn sẻ và đi đúng lộ trình mà tôi và ban lãnh đạo Tập đoàn đã đặt ra.
Tuy nhiên cái mà tôi tự hào lớn nhất vào thời điểm hiện tại không phải là lời lãi hay kiếm được bao nhiêu tiền, mà là quá trình chuyển giao tập đoàn cho hai con đang sắp sửa hoàn tất.
Con trai (Nguyễn Minh Nhật - PV) và con gái tôi (Nguyễn Ngọc Mỹ - PV) hiện đã quản lý được 80% phần việc của Alphanam. Khi nào còn số này là 100% thì quá trình tái cấu trúc Tập đoàn coi như hoàn thành. Và tôi tin là thời khắc ấy không còn xa nữa, khi hai đứa Nhật, Mỹ đã trưởng thành và thay thế được tôi cả trong những công việc khó khăn nhất.
Hai con giống tôi ở chỗ luôn đam mê, khiêm tốn trong công việc, cuộc sống, không ngừng học hỏi. Nhờ vậy mà chúng nó đủ kiến thức và kinh nghiệm để vận hành Alphanam, từng bước thay thế tôi. Tôi có thể tự tìn nói rằng giờ đây không còn phải lo cho các con, mà đang lên kế hoạch cho cháu nội, cháu ngoại (cười lớn).
Các mảng kinh doanh chính hiện nay của Alphanam là gì?
Bây giờ tôi không còn làm nhiều như ngày trước. Thời trai trẻ có nhiều ham muốn, tham vọng, nghĩ là làm. Thời gian đó, tôi có nguyên tắc là chỉ làm những gì mình không biết. Làm cái gì đó mà phải đạt được hai mục đích, vừa kiếm được tiền kết hợp học hỏi trong lĩnh vực mới.
Tuy nhiên hiện nay các lĩnh vực của Tập đoàn đã tinh gọn đi nhiều, thứ nhất là để tập trung nguồn lực, phù hợp chiến lược tái cấu trúc, thứ nữa là để phục vụ cho quá trình chuyển giao. Ví dụ con tôi chỉ muốn kinh doanh một số mảng thôi, thì tôi không thể phát triển thêm các lĩnh vực khác, chẳng hạn vậy.
Sản xuất gồm sơn, thang máy và cơ điện. Trong đó, liên danh sơn Alphanam - Kansai đang tăng trưởng rất tốt, với tốc độ 50-70% mỗi năm. Mảng thang máy thì dù chịu cạnh tranh lớn từ các tập đoàn quốc tế, song vẫn có thị phần tương đối ổn. Trong khi đó, mảng cơ điện không còn là mũi nhọn, chỉ duy trì hoạt động ở quy mô tương đối hạn chế và tập trung vào các sản phẩm điện cao thế, không tham gia thị trường điện dân dụng.
Bất động sản là mảng kinh doanh quan trọng và mũi nhọn của Alphanam. Sau giai đoạn mua bán - sáp nhập (M&A) trước đây, quỹ đất đã tích luỹ được của Alphanam là rất lớn, và chúng tôi có thể yên tâm triển khai 5-7 dự án mỗi năm. Còn về đầu tư tài chính thì thực ra nó cũng bao gồm M&A doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi chuyển giao bộ phận sản xuất và bất động sản cho các con, tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các dự án đầu tư tài chính, như tham gia vào một số quỹ đầu tư chẳng hạn.
- Ông có phân chia lĩnh vực cho hai người con?
Không có sự phân định rạch ròi đâu. Giữa Nhật với Mỹ là một sự phối hợp ăn ý và hoàn hảo. Mỗi người có một điểm mạnh riêng và bổ trợ cho nhau. Ví dụ, ở một dự án bất động sản, Mỹ và tôi phụ trách giai đoạn chuẩn bị, Nhật đảm đương khâu triển khai, dù âm thầm nhưng đây là giai đoạn nặng nhọc nhất. Sau khi hoàn thành công trình, đưa vào bàn giao thì Mỹ, với mối quan hệ ngoại giao tốt cả ở trong và ngoài nước, sẽ chịu trách nhiệm phần kinh doanh dự án.
Trong quá trình đó, tôi đi song song, vừa là để quan sát, cũng là tham gia góp ý khi hai con gặp vấn đề vượt quá khả năng. Sau nhiều dự án thì tôi buông dần để hai đứa tự chạy. Trên thực tế thì Tập đoàn đã vận hành khá tốt với mô hình này, tôi chỉ còn phải xử lý một phần việc mang tầm chiến lược thôi.
- Được biết đến là người rất coi trọng nhân tài, ông có thể nói rõ hơn?
Để một doanh nghiệp thành công thì nhân lực luôn là yếu tố then chốt, mang tính quyết định. Alphanam luôn coi nhân lực là tài sản quý giá nhất, các tài sản hữu hình sẽ không thể phát huy và tạo ra giá trị thặng dư nếu không có bàn tay, khối óc của người tài. Ở Alphanam thì công tác đào tạo các lớp lãnh đạo kế cận và giữ chân người tài là rất tốt. Có những người đến nay đã hơn 20 năm thành lập công ty nhưng vẫn làm việc cho Alphanam.
Người ta cứ bảo tôi là F1, hai đứa Nhật, Mỹ là F2. Tuy nhiên ở Alphanam, chúng tôi có tới 3 thế hệ: F1 là 6x chúng tôi, rồi F2 là lứa 7x mà tôi đã dày công xây dựng từ ngày xưa, có những sinh viên từ lúc ra trường đến nay là người của Alphanam, giữ các chức vụ chủ chốt. Còn thế hệ F3, trong đó có hai con tôi gồm các 8x,9x, sẽ là luồng gió tươi mới và chính là tương lai của Tập đoàn.
Cả 3 thế hệ đang phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Cũng phải nói thêm rằng Alphanam là công ty gia đình nhưng đó là đại gia đình của hàng trăm, nghìn người lao động của cả Tập đoàn, chứ không phải của riêng gì ông Nguyễn Tuấn Hải (cười lớn).
- Được biết ông có hơn 2 năm làm Thành viên HĐQT Ngân hàng Quốc dân (2015-2017). Dường như người ta chưa biết nhiều về một doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải trong lĩnh vực ngân hàng?
Thật sự tôi rất hứng thú với lĩnh vực ngân hàng, và tôi tự tin cũng có chút năng khiếu về mảng này. Năm 2015, anh Dũng (Chủ tịch NCB ông Nguyễn Tiến Dũng) có mời tôi tham gia, lúc tôi làm Thành viên HĐQT NCB, chỉ suy nghĩ đơn giản là để học thêm về ngành ngân hàng, và cũng là để đặt một chân cho con trai tôi sau này tiếp bước.
Tuy nhiên sau đó tôi nhận thấy khối lượng công việc và trọng trách của Nhật tại Alphanam là rất lớn và khó lòng giảm bớt công việc ở Tập đoàn để tham gia quản trị một ngân hàng. Nên tôi rời khỏi NCB năm ngoái.
Có người hỏi tôi sau này, khi đã hoàn tất chuyển giao Tập đoàn cho hai con, thì có trở lại đầu tư vào ngân hàng hay không. Thực ra thích thì thích thật đấy, nhưng nó lại trái ngược lại quan điểm của tôi, là chỉ làm những cái có thể chuyển giao được cho con, nên câu trả lời của tôi chắc là không.
Cũng có một vài người bạn hỏi tôi có quay lại đầu tư trên sàn chứng khoán không. Tôi không phải mẫu người thích ồn ào, nên cùng với lý do ở trên, tôi sẽ không là nhà đầu tư chứng khoán như trước đây. Bản thân CTCP Đầu tư Alphanam cũng sẽ không quay trở lại sàn chứng khoán. Hiện gia đình tôi sở hữu 99% vốn của Alphanam và đang tìm mua 1% còn lại để biến công ty hoàn toàn là của nhà tôi.
Nói vậy không có nghĩa là chúng tôi đoạn tuyệt với thị trường chứng khoán. Thực ra hiện nay một thành viên của Alphanam vẫn niêm yết trên sàn chứng khoán là CTCP Alphanam E&C (Mã chứng khoán: AME). Trong chiến lược phát triển, Alphanam E&C sẽ trở thành tổng thầu xây dựng, phục vụ các dự án của Tập đoàn cũng như nhu cầu xây dựng đang tăng nhanh hiện nay. Vốn điều lệ của Alphanam E&C sẽ nhanh chóng được tăng từ 100 tỷ đồng hiện nay lên 1.000 tỷ đồng năm 2020, 2.000 tỷ đồng năm 2021 và 5.000 tỷ đồng năm 2022. Đây sẽ là công ty chủ lực của Alphanam trên sàn chứng khoán và do con trai tôi trực tiếp điều hành ở vị trí tổng giám đốc.
- Ông có thể chia sẻ thêm về cuộc sống thường ngày, Chủ tịch một tập đoàn lớn như ông chắc hẳn rất bận rộn?
Đúng là bận rộn, nhưng khác với trước đây là bận rộn vất vả, thức khuya dậy sớm làm việc, thì nay nhờ đã chuyển giao phần lớn công việc cho hai con, tôi lại bận rộn...theo hướng hưởng thụ (cười lớn).
Sáng ra tôi và các con cùng ban lãnh đạo Tập đoàn thường cafe, ăn sáng cùng nhau. Ngày làm việc của tôi cũng bình thường như người khác. Nhưng dù ít hay nhiều việc, tôi đều cố gắng về nhà vào 7h tối để ăn cơm cùng gia đình và chơi với cháu nội. Đây là nề nếp, văn hoá gia đình mà tôi đã xây dựng hàng chục năm nay. Lúc rảnh tôi thích nghe nhạc. Tôi có hẳn một căn phòng với đầy đủ thiết bị phục vụ sở thích này. Tôi cũng thích Cờ Tướng, nhưng lâu lắm rồi chưa động vào bàn cờ (cười...).
- Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.