Ông Đỗ Hoài Nam: WeFit 'chết' vì không làm mọi thứ 'hội tụ' được vào đúng thời điểm
Anh Hoa -
12/05/2020 21:35 (GMT+7)
Với tư cách là nhà đầu tư “suýt” đầu tư vào WeFit (rút ra ở phút 90), ông Đỗ Hoài Nam đã có nhiều tâm tư về việc startup này phá sản trên Facebook cá nhân.
Việc Công ty Cổ phần công nghệ Onaclover - WeWow đã gửi tới khách hàng thông báo buộc phải dừng hoạt động tất cả các sản phẩm (WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy) từ ngày 11/5 do vốn hoạt động của đã cạn kiệt hoàn toàn
Thông tin này lập tức gây sốt giới đầu tư cũng như tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông.
Wefit được Khôi Nguyễn thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam. Trong giới start-up Việt Nam, Khôi Nguyễn với ứng dụng WeFit được xem như người tiên phong trong việc đưa công nghệ vào lĩnh vực healthy và fitness (sức khỏe và thể hình).
Đặc biệt, Khôi từng lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Start-up Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017 và từng vào danh sách “30 under 30 Việt Nam” do Forbes bình chọn.
Ông Đỗ Hoài Nam - Nhà đầu tư “suýt” đầu tư vào WeFit (rút ra ở phút 90).
Ông Đỗ Hoài Nam (Namster Đỗ), nhà đầu tư “suýt” đầu tư vào WeFit (rút ra ở phút 90) đã có nhiều tâm tư về việc này trên facebook cá nhân.
Theo ông, việc một công ty start-up thất bại và đóng cửa là việc rất bình thường. Họ đã dũng cảm để tạo ra cuộc chơi mới, họ hay để rủ được team, họ giỏi để gọi được vốn... Thành hay bại không liên quan đến giỏi hay kém mà là họ có hội tụ các yếu tố cần và đủ hay không. Và may mắn cũng là một yếu tố tối quan trọng.
Ông Nam biết các bạn làm ở WeFit cũng như các nhà đầu tư vào đây. Đó là những người giỏi, biết rất rõ rủi ro khi triển khi mô hình kinh doanh này và rót vốn vào. Theo ông Nam, WeFit “chết” phải vì kém cũng chẳng phải vì ngây thơ. Họ “chết” vì họ không làm mọi thứ “hội tụ” được vào đúng thời điểm.
Ông Nam cho biết trong lịch sử đầu tư của ông, HD Viet được Galaxy Media & Entertainment (Galaxy ME) mua lại trong vòng 1 năm sau khi ông đầu tư, với giá bán gấp 20 - 30 lần so với ban đầu là khoản đầu tư ông cho là thành công nhất của mình. Hiện HD Viet đã đổi tên thành Film+ năm 2015 và là dự án đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xem phim theo nhu cầu cá nhân với chất lượng HD, có bản quyền, phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh chuẩn.
Một năm trước, ông khi trả lời phỏng vấn của phóng viên, ông hy vọng sẽ chọn được khoảng 10 công ty startup để đầu tư và trong vòng 3 năm, 2 trong số đó có thể phát triển lớn mạnh.
Lý do ông Nam rút không đầu tư vào WeFit vào phút cuối cũng chính là điểm trên. “Mình nghi ngờ vào khả năng 'hội tụ' đúng thời điểm của mô hình này”, ông Nam viết.
Tuy nhiên, nếu Khôi Nguyễn quyết định làm một start-up khác, thì chắc chắn ông Nam sẽ lại cân nhắc một cách nghiêm túc. Và chắc chắn khả năng giá trị đầu tư sẽ cao hơn lần trước. Bởi ông biết, Khôi Nguyễn đã có kinh nghiệm sống còn rồi.
Theo ông Nam, những người sáng lập và vận hành WeFit đã dũng cảm bỏ công sức, tuổi trẻ và tiền bạc ra để tạo một cuộc chơi mới. Họ “chết” nhưng để có một xã hội tốt hơn, cần phải có họ, những người dũng cảm, dám “chết”. Và chỉ có những kẻ hèn nhát mới bêu diếu sự thất bại của người dũng cảm.
Namster Đỗ từng đầu tư vào 25 start-up, nhưng chỉ có 10 start-up “sống”. Thất bại, nhưng ông không mất nhiều tiền lắm, vì mỗi start-up ông chỉ rót 1 - 2 tỷ đồng. Ông nhận ra, đầu tư 1 tỷ đồng không giúp gì cho start-up, mà chỉ kéo dài thời gian “chết” của nó. Tuy nhiên, chỉ cần vài khoản đầu tư tăng trưởng trên 100% là ông kéo được lại nhiều khoản khác.
Giờ ông không đầu tư vào start-up có giá trị dưới 100.000 USD, mà trung bình phải từ 500.000 USD, có công ty về năng lượng tái tạo, ông đầu tư 3,5 triệu USD.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.