Petrovietnam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, lợi nhuận đạt 30%

Hoàng Ngân - 22/08/2024 10:11 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở hầu hết các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh (SXKD) trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, nổi bật là lợi nhuận hợp nhất toàn tập đoàn 7 tháng ước đạt 29.600 tỷ đồng, vượt 75% kế hoạch.

Trong tháng 7/2024, các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Petrovietnam hầu hết đều hoàn thành vượt mức kế hoạch (KH) tháng từ 6,3 – 19,9%, như: khai thác dầu thô đạt 0,81 triệu tấn, vượt 15,9% KH tháng; khai thác khí đạt 519 triệu m3, vượt 14,7% KH tháng; sản xuất đạm đạt 163.200 tấn, vượt 6,3% KH tháng; sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 652.600 tấn, vượt 16,6% KH tháng…

Tập đoàn đã đưa vào hoạt động 3 bồn chứa LPG tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu; Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã chính thức tham gia thị trường điện.

Tính chung 7 tháng năm 2024, công tác sản xuất của tập đoàn tiếp tục được đảm bảo. Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của tập đoàn đều hoàn thành vượt mức KH từ 4,4 – 30,4%, tăng 7 – 15,2% so với cùng kỳ năm 2023, như: khai thác dầu thô đạt 5,81 triệu tấn, vượt 19,1% KH 7 tháng; khai thác khác khí đạt 3,97 tỷ m3, vượt 30,4% KH 7 tháng; sản xuất điện đạt 17,22 tỷ kWh, tăng 15,2% so với cùng kỳ (tuy nhiên khai thác khí chỉ bằng 90% so với khả năng khai thác của tập đoàn và sản xuất điện bằng 92,7% KH 7 tháng của tập đoàn do huy động điện khí giảm mạnh); sản xuất đạm đạt 1,11 triệu tấn, vượt 6,3% KH 7 tháng, tăng 7% so với cùng kỳ; sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 3,64 triệu tấn, vượt 21% KH 7 tháng (nếu tính cả sản lượng từ NSRP đạt 8,54 triệu tấn, vượt 19,2% KH 7 tháng, tăng 10,6% so với cùng kỳ); sản xuất NPK đạt 194.200 tấn, vượt 4,4% KH 7 tháng, tăng 15,2% so với cùng kỳ 2023.

Nhờ thực hiện tốt công tác quản trị, các chỉ tiêu sản xuất hầu hết hoàn thành vượt mức kế hoạch, nên mặc dù giá các sản phẩm chủ lực của Petrovietnam suy giảm, đặc biệt biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm 32,5% so với cùng kỳ năm 2023, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của lĩnh vực lọc hóa dầu, nhưng các chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức từ 31 - 75% kế hoạch 7 tháng và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023.

4. Hạ thủy thành công khối chân đế giàn BK-23

Tổng doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 567.400 tỷ đồng, vượt 31% kế hoạch 7 tháng, tăng 14% so với cùng kỳ; nộp ngân sách toàn tập đoàn ước đạt 84.600 tỷ đồng, vượt 54% kế hoạch 7 tháng, tăng 8% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn ước đạt 29.600 tỷ đồng, vượt 75% kế hoạch 7 tháng.

Cùng với hoạt động SXKD, Petrovietnam cho biết đang tích cực triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ người dân vùng bão lũ (Sơn La, Điện Biên…), xây nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, hỗ trợ các chương trình, công trình giáo dục đào tạo, y tế… với tổng giá trị thực hiện an sinh xã hội 7 tháng đầu năm 2024 đạt 467 tỷ đồng.

Lãnh đạo Petrovietnam khẳng định có được những kết quả trên là do tập đoàn đã kiên định thực hiện tốt quản trị biến động, bám sát diễn biến của thị trường để có các giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả, duy trì hoạt động SXKD, tồn kho hợp lý, giảm thiểu ảnh hưởng từ các yếu tố bất lợi, đồng thời tận dụng các cơ hội để bù đắp cho những rủi ro.

5. Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 chính thức tham gia thị trường điện từ tháng 8/2024

Quản trị biến động đã trở thành văn hóa, nét đặc sắc trong công tác quản trị doanh nghiệp tại Petrovietnam; công tác dự báo, xây dựng các kịch bản ứng phó cũng như các bộ giải pháp để tối ưu các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết đã trở thành “chìa khóa” để tập đoàn và các đơn vị vượt khó thành công. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để Petrovietnam ứng phó với những khó khăn, thách và đạt kết quả tích cực trong tháng 8 và những tháng còn lại của năm 2024.

Để thúc đẩy hoạt động SXKD của tập đoàn trong những tháng cuối năm, kiên định với các mục tiêu tăng trưởng, mới đây, tổng giám đốc Petrovietnam cũng đã ban hành Chỉ thị 5755/CT-DKVN ngày 12/8/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong các tháng cuối năm, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch quản trị năm 2024 của tập đoàn.

Theo đó, mục tiêu được Petrovietnam đặt ra trong những tháng còn lại của năm là nỗ lực, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch quản trị năm 2024, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng và phát triển, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

7. Petrovietnam đưa vào hoạt động 3 bồn chứa LPG tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu

Trong những tháng còn lại của năm 2024, tập đoàn và các đơn vị tiếp tục xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện chi tiết, phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị theo từng tháng. Trong đó, các đơn vị nghiêm túc tổ chức quán triệt mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo thực hiện kế hoạch quản trị, phấn đấu tăng trưởng trong toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động.

Với những kết quả đã đạt được trong 7 tháng đầu năm 2024 và thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2020-2024, đặc biệt là những bài học trong “quản trị biến động”, Petrovietnam cho hay sẽ duy trì đà tăng trưởng và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian tới.

Cùng chuyên mục
'Công chúa mía đường' muốn thoái sạch vốn khỏi công ty anh trai làm sếp

'Công chúa mía đường' muốn thoái sạch vốn khỏi công ty anh trai làm sếp

(VNF) - Bà Đặng Huỳnh Ức My, còn được biết tới với biệt danh là "công chúa mía đường", vừa đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu đang nắm giữ tại TTC Land, công ty do anh trai Đặng Hồng Anh làm Phó chủ tịch HĐQT.

Thực hư: Một cuộc gọi lạ đánh cắp tài khoản ngân hàng trong 3 giây

Thực hư: Một cuộc gọi lạ đánh cắp tài khoản ngân hàng trong 3 giây

(VNF) - Theo Công an tỉnh Đồng Nai, thông tin lan truyền gần đây về việc đánh cắp tài khoản ngân hàng từ những cuộc gọi lạ chỉ trong trong 3 giây là thông tin giả, sai sự thật.

Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

(VNF) - Sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập có quy mô hiện đại với tổng vốn đầu tư hơn 865 tỷ đồng.

Khách sạn Lụa Hội An bị rao bán 240 tỷ đồng để siết nợ

Khách sạn Lụa Hội An bị rao bán 240 tỷ đồng để siết nợ

(VNF) - VietinBank có thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản của Công ty TNHH Khách sạn Lụa Hội An với giá 240 tỷ đồng

Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

(VNF) - 8,1 tỷ gói mì đã được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, tăng 49% so với năm 2019. Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền.

Cho vay tiêu dùng: Đi qua vùng trũng, còn vương nhiều vết 'bùn'

Cho vay tiêu dùng: Đi qua vùng trũng, còn vương nhiều vết 'bùn'

(VNF) - Sau giai đoạn chững lại, thị trường cho vay tiêu dùng đã bắt đầu phục hồi trở lại với nhiều tín hiệu tích cực. Song, trong triển vọng lạc quan đấy, các tổ chức tín dụng vẫn đang phải đối mặt với rủi ro mang tên nợ xấu.

Chậm nộp mấy trăm nghìn thuế TNCN, nhiều người bị bêu tên và xử phạt

Chậm nộp mấy trăm nghìn thuế TNCN, nhiều người bị bêu tên và xử phạt

(VNF) - Cục thuế tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với nhiều cá nhân do chậm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN và chậm nộp thuế trốn.

Nữ tỷ phú giàu nhất thế giới Alice Walton làm gì với 95 tỷ USD?

Nữ tỷ phú giàu nhất thế giới Alice Walton làm gì với 95 tỷ USD?

(VNF) - Là con gái duy nhất của nhà sáng lập đơn vị bán lẻ top đầu nước Mỹ Walmart, bà Alice Walton hiện đang là người phụ nữ giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng lên tới hơn 95 tỷ USD.

Giá cao kỷ lục, hạt cà phê đã mang về hơn 4 tỷ USD cho Việt Nam

Giá cao kỷ lục, hạt cà phê đã mang về hơn 4 tỷ USD cho Việt Nam

(VNF) - Giá loại hạt mà Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu tăng mạnh, lên mức kỷ lục lịch sử, giúp mang về hơn 4 tỷ USD. Nguồn thu dự kiến còn tăng mạnh khi tới đây, các vùng trồng sắp vào mùa thu hoạch hàng triệu tấn.

Tổn thất bão lũ hơn 10 ngàn tỷ, bảo hiểm lấy tiền đâu bồi thường?

Tổn thất bão lũ hơn 10 ngàn tỷ, bảo hiểm lấy tiền đâu bồi thường?

(VNF) - Trước những thiệt hại về người và tài sản sau cơn bão số 3 (Yagi), theo thống kê các DNBH phi nhân thọ dự phải chi cả chục ngàn tỷ để bồi thường tổn thất, con số này sẽ còn tăng thêm. Vậy tiền bồi thường lấy từ đâu?