Phân bón không bị đánh thuế: Tưởng lợi mà hóa ra bất cập

Minh Anh - 28/10/2024 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc đưa phân bón ra khỏi danh mục không chịu thuế tưởng lợi mà trở nên bất cập, làm tăng giá phân bón.

Bất cập từ việc phân bón không chịu thuế GTGT 5%

Luật Thuế số 71/2014/QH13 (có hiệu lực từ ngày 01/1/2015) quy định, phân bón, máy móc thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp... là những mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Sau 9 năm triển khai thực hiện việc chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng áp dụng thuế GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT đã nảy sinh một số bất cập ảnh hưởng đến ngành sản xuất phân bón trong nước, sụt giảm dự án đầu tư mới nhằm đổi mới công nghệ sản xuất phân bón và sản xuất các loại phân bón thế hệ mới, phân bón hiệu suất cao.

Bất cập thứ nhất là toàn bộ thuế GTGT đầu vào của nguyên liệu, dịch vụ phục vụ cho sản xuất phân bón không được khấu trừ, phải hạch toán vào chi phí giá thành sản phẩm, làm tăng giá thành và giá bán phân bón.

Bất cập thứ hai là sự sụt giảm đầu tư của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước, do toàn bộ thuế GTGT đầu vào của hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ không được khấu trừ, dẫn đến suất đầu tư tăng, giảm hiệu quả đầu tư và việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện áp dụng thuế GTGT 5% sang không chịu thuế GTGT dẫn đến toàn bộ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất và kinh doanh phân bón không được khấu trừ và phải hạch toán vào chi phí, làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước sụt giảm.

Bất cập thứ ba đó là khi áp dụng phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT dẫn đến sự cạnh tranh không công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu khi phân bón nhập khẩu không có thuế GTGT đầu vào.

Ông Nguyễn Tuấn Hồng, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bắc Hồng (Đông Anh - Hà Nội) đánh giá, từ khi áp dụng Luật Thuế 71 đến nay, giá phân bón đã tăng đến 30%. Phân bón không chịu thuế VAT khiến doanh nghiệp sản xuất không được hoàn thuế, họ đã cộng tiền đó vào giá thành mặt hàng bán ra. Tình hình càng trở nên khó khăn khi nguyên liệu đầu vào khan hiếm, chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới sau chiến tranh Nga - Ukraine, giá phân bón tiếp tục tăng thêm.

Như vậy, việc đưa phân bón ra khỏi danh mục không chịu thuế tưởng lợi mà trở nên bất cập, làm tăng giá phân bón. Trong khi đó, phân bón là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu đóng vai trò quan trọng đối với người dân nông dân trong mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Còn ông Lê Anh Tuấn - Kế toán trưởng Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc chia sẻ: "Nhiều năm nay, Đạm Hà Bắc triền miên lỗ và sản xuất kinh doanh vô cùng khó khăn. Do không thuộc đối tượng chịu thuế VAT, doanh nghiệp không được hoàn thuế đầu vào khiến chi phí sản xuất đội lên, trong khi đó doanh nghiệp không thể áp giá bán cao vì như vậy sẽ không cạnh tranh với giá phân bón nhập khẩu, người nông dân không mua hàng.

Doanh nghiệp cũng không dám đầu tư vì toàn bộ phần thuế GTGT hạch toán vào tổng mức đầu tư, không được hoàn thuế khiến chi phí đội lên rất nhiều. Mỗi năm, tổng số tiền mà doanh nghiệp gánh chịu thêm do chính sách thuế hiện hành với phân bón lên tới 250 tỷ đồng".

Ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (G.C Food) cho biết: "Doanh nghiệp mong muốn có thuế VAT đầu vào và đầu ra cho mặt hàng phân bón để tránh cơ chế 2 giá cho cùng mặt hàng. Giá người nông dân mua hàng không có thuế VAT trong khi doanh nghiệp mua lại có thuế, dẫn đến sự không đồng nhất trong chính sách thuế.

Ông Thứ cho biết thêm: "Doanh nghiệp nông nghiệp mua hàng chịu thuế, nông dân không chịu thuế, doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ hình thành 2 cơ cấu giá bán, trong đó người nông dân phải chịu mua giá bất lợi hơn để bảo đảm bù đắp lợi nhuận của họ.

Bởi doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp mua phân bón được tính VAT, còn người nông dân thì không. Trong khi đó, doanh nghiệp và người nông dân đều mua phân bón để phục vụ sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm nông nghiệp để bán lại".

Ông Trần Văn Minh, Công ty TNHH MTV Trần Văn Phước, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, cho hay, hiện nay, phân bón trong nước có giá cao hơn phân bón nhập khẩu khoảng 5-10%.

Bà Võ Lâm Quế (54 tuổi), hộ trồng sầu riêng ở thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, cho biết, bà mong muốn giá phân bón trong nước có giá thành tương đương giá phân bón nhập khẩu để có thể sử dụng vừa có hiệu quả cho cây vừa có chi phí đầu tư hợp lý vừa giúp tái tạo chất đất lâu dài.

Đưa phân bón vào diện chịu thuế

Ngày 17/6/2024, Quốc hội đã nghe tờ trình về sửa đổi Luật Thuế GTGT do Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Chính phủ trình bày. Theo nội dung tờ trình Chính phủ đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT ở mức 5%.

Nhiều chuyên gia cũng kiến nghị Chính phủ và Quốc hội sửa Luật 71/2014/QH13, phần liên quan đến mặt hàng phân bón theo hướng chuyển phân bón từ mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng sang mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 5%. Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ chính sách để điều tiết, bình ổn giá phân bón; tăng cường các chính sách hỗ trợ người nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững, sử dụng phân bón hiệu quả, giảm chi phí phân bón.

Các chuyên gia nhìn nhận, việc điều chỉnh chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế GTGT sang mặt hàng chịu thuế GTGT ở mức 5% là dựa trên đánh giá tác động tổng hợp đến nền kinh tế, bao gồm: tác động đến nguồn thu NSNN, tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, tác động đến nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

Theo cấu trúc thị trường phân bón hiện tại (tiêu thụ phân bón sản xuất trong nước chiếm 69,2%, tiêu thụ phân bón nhập khẩu chiếm 30,8%) sẽ cho phép doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước dẫn dắt điều chỉnh mặt bằng giá thị trường phân bón. Nhờ có điều chỉnh áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đối với phân bón, giá thành phân bón sản xuất trong nước giảm, giá bán phân bón sản xuất trong nước có dư địa giảm, sẽ tạo tác động dẫn đến các nhà nhập khẩu phân bón cũng sẽ phải giảm giá bán phân bón nhập khẩu theo mặt bằng giá thị trường, đem lại lợi ích lớn cho bà con nông dân.

Theo phân tích ảnh hưởng của việc áp thuế GTGT 5% đến giá phân bón được thực hiện bởi Nhóm chuyên gia của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính niêm yết của 9 công ty phân bón gồm đại diện của các chủng loại phân bón chiếm thị phần 57% tổng sản lượng tiêu thụ trong nước, khi áp thuế GTGT 5% với phân bón, giá phân ure, DAP và lân sản xuất trong nước có dư địa giảm, cụ thể giá phân ure có dư địa giảm 2,0%, giá phân DAP có dư địa giảm 1,13%, giá phân lân có dư địa giảm 0,87%; Giá NPK có thể tăng không đáng kể (0,09%) hoặc giữ nguyên; giá phân ure, DAP, NPK, SA và Kali nhập khẩu tăng, cụ thể: Giá phân NPK nhập khẩu có thể tăng 5%.

TS Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam - nhận định việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế GTGT 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con.

Nhiều quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Brazil, Nga) đang áp thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón và áp dụng mức thuế suất đối với mặt hàng phân bón thấp hơn mức thuế suất so với các mặt hàng thông thường khác, nhằm giảm chi phí sử dụng phân bón, thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất phân bón nội địa, thúc đẩy đầu tư công nghệ tiên tiến sản xuất phân bón thông minh, thân thiện với môi trường, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Tại các quốc gia này, chính sách thuế GTGT được áp dụng phối hợp với các chính sách thuế xuất nhập khẩu khác để đem lại hiệu quả tổng thể.

Hai 'ông lớn' chi phối ngành phân bón: PVN quy mô lớn, Vinachem tốc độ cao

Hai 'ông lớn' chi phối ngành phân bón: PVN quy mô lớn, Vinachem tốc độ cao

Doanh nghiệp
(VNF) - Nửa đầu năm 2024 đã chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của ngành phân bón, mặc dù bức tranh tổng thể vẫn mang sắc thái phân hóa rõ rệt. Trong khi một số doanh nghiệp đạt được sự bứt phá ấn tượng nhờ vào chiến lược tối ưu hóa và kiểm soát chi phí hiệu quả, những doanh nghiệp khác vẫn phải vật lộn với nhiều thách thức trong việc duy trì doanh thu và lợi nhuận.
Cùng chuyên mục
Mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát, 1 nhà đầu tư nhận bồi thường 14,8 tỷ

Mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát, 1 nhà đầu tư nhận bồi thường 14,8 tỷ

(VNF) - Liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan và vụ án Vạn Thịnh Phát , nhà đầu tư trái phiếu có địa chỉ tại TP. Hà Nội, sở hữu 148.930 trái phiếu (mã ADC-2018.09.01) vừa được tòa tuyên bồi thường 14,893 tỷ đồng.

Chặn trục lợi bảo hiểm: Luật chặt chẽ, thị trường sẽ dần tốt lên

Chặn trục lợi bảo hiểm: Luật chặt chẽ, thị trường sẽ dần tốt lên

(VNF) - Gian lận, trục lợi trong bảo hiểm xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu hiểu biết pháp luật, kẽ hở pháp lý… Để giải quyết được thực trạng này, các chuyên gia lưu ý việc quan trọng cần phải tăng cường phổ biến pháp luật, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong bảo hiểm.

Hơn 15.000 ngôi nhà ở Quảng Bình ngập do mưa lũ

Hơn 15.000 ngôi nhà ở Quảng Bình ngập do mưa lũ

(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.

Lương nhân viên ngân hàng nào cao nhất

Lương nhân viên ngân hàng nào cao nhất

(VNF) - Báo cáo tài chính quý III của nhiều ngân hàng ghi nhận sự gia tăng trong thu nhập bình quân nhân viên. Techcombank tiếp tục dẫn đầu về chế độ đãi ngộ nhân viên với thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/tháng.

Giá USD tự do đảo chiều tăng cao

Giá USD tự do đảo chiều tăng cao

(VNF) - Giá USD trên thị trường tự do hôm nay đảo chiều tăng tới 200 đồng. Còn giá USD tại kênh ngân hàng vẫn trong xu hướng đi xuống.

Hé lộ ông chủ nhà máy động cơ ô tô 260 triệu USD tại Huế

Hé lộ ông chủ nhà máy động cơ ô tô 260 triệu USD tại Huế

(VNF) - “Ông chủ” phía sau Nhà máy sản xuất động cơ ô tô Kim Long Huế có tổng mức đầu tư 260 triệu USD tại Thừa Thiên Huế là 'đại gia' Nguyễn Hữu Luận, người sáng lập của Tập đoàn Phương Trang.

Vingroup lập quỹ đầu tư công nghệ 150 triệu USD do 'shark' Lê Hàn Tuệ Lâm làm CEO

Vingroup lập quỹ đầu tư công nghệ 150 triệu USD do 'shark' Lê Hàn Tuệ Lâm làm CEO

(VNF) - Ngày 28/10, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures với tổng tài sản 150 triệu USD.

Hứng chịu hàng ngàn lệnh trừng phạt, kinh tế Nga chống chọi ra sao?

Hứng chịu hàng ngàn lệnh trừng phạt, kinh tế Nga chống chọi ra sao?

(VNF) - Các quốc gia đã áp đặt hàng nghìn lệnh trừng phạt lên Nga kể từ khi nước này đưa quân tới Ukraine vào đầu năm 2022, nhưng hơn hai năm sau, nền kinh tế Nga vẫn đang phát triển.

Sầu riêng tăng giá gấp đôi do nguồn cung khan hiếm

Sầu riêng tăng giá gấp đôi do nguồn cung khan hiếm

(VNF) - Giá sầu riêng Monthong loại A tại kho tăng lên 134.000 đồng một kg, Ri 6 là 112.000 đồng, gấp đôi so với hai tháng trước.