'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại diễn đàn, các tổng biên tập đều cho biết nguồn thu đến từ quảng cáo, truyền thông sụt giảm nghiêm trọng. Có ý kiến cho rằng nguồn thu giảm ít nhất 20-30%, phần nhiều đều cho biết doanh thu đến từ các doanh nghiệp giảm 40-50%, vài lãnh đạo báo chí còn đưa ra con số hụt thu lên tới 70%.
Bất cập lớn nhất, được nhiều tổng biên tập (TBT) đề cập nhiều nhất là chuyện các cơ quan báo chí hiện nay ở Việt Nam hoạt động theo kiểu “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Nghĩa là mặc dù được coi là các đơn vị sự nghiệp có thu, tạo ra các sản phẩm “đặc thù, đặc biệt”, nhưng các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay lại phải chịu đủ các loại thuế như một doanh nghiệp.
Không ít lần trong diễn đàn, nhiều tổng biên tập các cơ quan báo chí lớn và lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam đều nhắc lại “công lao” của tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà Đầu tư, cùng với nhiều người khác đã đấu tranh để mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với báo in đã giảm từ mức 25% xuống còn 10% trong những năm đầu thập kỷ 2010.
“Nhưng mức thuế 10% hiện nay liệu đã thỏa đáng chưa? Theo tôi cần đưa mức thuế này xuống còn 0% và đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam có kiến nghị chính thức với các cơ quan chức năng”, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết hiện nay loại hình báo điện tử vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, chưa được hưởng mức thuế 10% như báo in và đây cũng là một bất cập lớn.
Không chỉ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, các cơ quan báo chí còn phải chịu thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm mà mình làm ra. Sản phẩm của báo chí là một loại hình sản phẩm đặc thù, đặc biệt, thực hiện các nhiệm vụ chính trị nhưng vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng như các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra thì hoàn toàn không hợp lý. “Tôi đề nghị Chính phủ không đánh thuế giá trị gia tăng đối với các cơ quan báo chí ngay trong năm nay”, TBT Nguyễn Anh Tuấn nói.
Đại dịch Covid-19 dường như là một cú đòn chí mạng đối với nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam. Chỉ tính riêng quý I/2020, doanh thu của báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt đã giảm tới 30% trong khi giá giấy in, công in ngày càng cao. “Điều đó khiến lãnh đạo báo phải đưa ra những quy định để “thắt lưng, buộc bụng”, tuy chưa phải giảm lương, giảm nhân sự nhưng cũng đã buộc phải điều chỉnh các hệ số phụ cấp, tính toán lại nguồn thu…”, nhà báo Lưu Quang Định, TBT báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt cho biết.
Tình trạng trên không phải riêng cho báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt mà lại là tình cảnh chung của hầu hết các cơ quan báo chí đã tự chủ một phần hay toàn bộ các hoạt động kinh tế của mình. Lãnh đạo các cơ quan báo chí có mặt tại diễn đàn cho biết ít nhất doanh thu các cơ quan báo chí đều sụt giảm nghiêm trọng trong những tháng đầu năm 2020, ít thì mất từ 15-20%, nhiều thì lên tới 70%.
“Về ảnh hưởng của dịch Covid-19, theo kịch bản lạc quan nhất thì doanh thu của báo Tiền phong cũng sẽ giảm 5%, kịch bản trung bình là giảm 10-15% và kịch bản xấu là giảm 20-25%. Báo có thể cạn nguồn dự trữ tích lũy trong nhiều năm, được dự trù cho phát triển báo Tiền phong điện tử”, nhà báo Lê Xuân Sơn, TBT báo Tiền phong cho biết.
Một số TBT đưa ra đề xuất thu phí đối với người đọc, như cách mà tờ VietnamPlus trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam đã làm và thu được ít nhiều thành công? Hay đa dạng hóa các hoạt động ngoài mặt báo để “vừa giã gạo, vừa bồng con”? Hoặc thậm chí đề xuất cho phép các tờ báo thành lập các công ty trực thuộc để gia tăng hiệu quả kinh doanh, hoạt động?
Những đề xuất táo bạo, nhưng hợp lý đã được đưa ra tại diễn đàn, nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng để làm được những việc như vậy cần thêm vô khối nỗ lực và cả sự đồng thuận của nhiều bên khác nhau.
Về việc thu phí đối với bạn đọc, nhà báo Nguyễn Thanh Bình, TBT báo An ninh Thủ đô cho rằng: “Không ai chấp nhận bỏ tiền ra đọc thông tin trên một báo điện tử khi mà các trang báo điện tử hay mạng xã hội lại cung cấp miễn phí”. Cũng vậy, nhà báo Ngô Văn Hải, TBT báo điện tử VTC News nhấn mạnh nếu chưa giải quyết được vấn nạn ăn cắp bản quyền thì các báo không thể có được các thông tin độc quyền để buộc độc giả trả phí. “Do vậy, thông tin miễn phí đã được mặc định trong tư duy của độc giả, không thể thay đổi chỉ trong thời gian vài năm”.
Như vậy, để làm được thu phí với bạn đọc, theo TBT báo Giao thông Nguyễn Bá Kiên và nhiều TBT khác, là các tờ báo trong cả nước phải ngưng ngay việc lấy lại thông tin trên các báo khác.
Bên cạnh đó, “các tờ báo phải đồng loạt tiến hành thu phí thì việc này mới hiệu quả”, TBT báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển nhấn mạnh.
Bình luận về cơ chế hoạt động như một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, TBT Báo Giáo dục và Thời đại, nhà báo Triệu Ngọc Lâm cho rằng: “Đúng ra, các tờ báo phải được công nhận là doanh nghiệp, hưởng các chế độ, quyền lợi trong Luật Doanh nghiệp thì tòa soạn sẽ phát triển hơn”.
Ông mạnh dạn đề xuất: “Các cơ quan quản lý liên quan cho cơ quan báo chí được vận hành theo mô hình của doanh nghiệp, tự cân đối thu chi, đảm bảo hiệu quả tài chính, trích nộp các quỹ theo quy định…”. Được như vậy, các tờ báo sẽ chủ động thực hiện các ngành nghề mới được pháp luật cho phép, dựa trên thế mạnh có sẵn để tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận, ông Lâm nói.
Tương tự như vậy, dẫn câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói: “Muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, TBT báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, nhà báo Lưu Quang Định cho rằng những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề báo chí làm kinh tế cần tạo một ‘môi trường thích hợp’ để báo chí vượt quan giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, và tiến tới thành công trong tương lai.
Tại diễn đàn, đại diện nhiều cơ quan báo chí cũng kiến nghị đề xuất các cơ quan chức năng có cơ chế buộc các nền tảng xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam (như Google, Facebook, Youtube…), và các nhà cung cấp mạng trong nước chia sẻ doanh thu, lợi nhuận cho các cơ quan báo chí Việt Nam, tránh tình trạng ăn theo nội dung của báo chí, hưởng lợi từ các hoạt động báo chí.
Tiếp thu các ý kiến, hiến kế và kiến nghị của các TBT, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết Hội Nhà báo, với tư cách của một hiệp hội nghề nghiệp sẽ chuyển các ý kiến đóng góp tới các cơ quan liên quan, như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Văn phòng Chính phủ… Ông cũng cho biết một hội nghị chuyên đề về kinh tế báo chí dự kiến sẽ được tổ chức vào quý 3 năm nay, với sự tham dự của đại diện nhiều cơ quan báo chí, cũng như các đại diện của cơ quan liên quan nhằm tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho báo chí hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.