Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong cuộc trao đổi với VietnamFinance xoay xung quanh “dự thảo tiêu chuẩn quy phạm thực hành sản xuất nước mắm”, TS Trần Thị Dung (nguyên cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ của Bộ Thủy sản, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nhắc tới bê bối “nước mắm nhiễm arsen” xảy ra gần 3 năm trước.
TS Dung cho biết nhiều người thường nhầm lẫn Vinastas là Hội bảo vệ người tiêu dùng trong khi trên thực tế, tên đầy đủ của nó là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng.
“Ở thời điểm 2016 – tức khi xảy ra bê bối ‘nước mắm nhiễm arsen’, hai nhóm tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng là một (tức Vinastas). Nhưng sau bê bối đó, Chính phủ đã yêu cầu chia đôi Vinastas ra, lập thành 2 hội riêng là Hội tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
“Trong năm vừa rồi, Hội bảo vệ người tiêu dùng mới được thành lập. Cho đến giờ phút này, điều lệ của Hội vẫn chưa được phê duyệt”, TS Dung nói.
TS Dung khẳng định “Nhóm làm khảo sát arsen trong nước mắm là nhóm tiêu chuẩn chứ không phải nhóm bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng vì đứng chung với nhau trong Vinastas nên nhóm bảo vệ người tiêu dùng bị oan. Họ không làm chuyện này”.
“Chuyện này không ai nói. Mỗi khi ai đó nhắc đến bê bối này, tôi đều phải giải thích vụ arsen không phải do Hội bảo vệ người tiêu dùng làm mà là nhóm người của Hội tiêu chuẩn chất lượng hiện nay làm”, bà Dung nói thêm.
Nhắc lại buổi họp báo công bố kết quả nước mắm nhiễm arsen gần 3 năm trước, TS Dung cho hay chính ông Đào Trọng Hiếu (hiện là Phó phòng Phát triển thị trường thủy sản - Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) là người gọi bà đến buổi họp báo.
“Hiếu gọi cho tôi, nói cô Dung ơi, cô đến ngay đi. Cô không nói thì nghề nước mắm chết.
“Tôi đến thì ngồi luôn hàng đầu cho các ông chủ tọa thấy. Trong tay tôi cầm đầy đủ tài liệu, sẵn sàng nói cho mọi người vụ arsen là như thế nào. Nhưng họ không cho tôi nói. Họ chỉ định ngươi phát biểu xong hết. Họ muốn trốn tôi.
“Nhưng tôi nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với nghề nước mắm truyền thống, tôi đứng ra giữa hội trường, tóm lấy ông Tổng thư kí Vinastas bấy giờ để chất vấn: tại sao các anh làm việc này? Các anh làm việc sai trái mà các anh dám ngang nhiên công bố với báo chí như thế này? Các anh có biết các anh đang giết bao nhiêu người dân đang làm nghề nước mắm, giết bao nhiêu ngư dân đang đi biển đánh bắt cá không?
“Tôi buộc phải lên tiếng để mong có được sự chú ý của báo giới, để người dân và Chính phủ biết sự thật chứ không thì nước mắm truyền thống chết.
“Sau hôm đó, tôi đã dành tới 3 tuần để tiếp các nhà báo về vụ arsen. Ông xã có hơi khó chịu nhưng tôi bảo em không nói thì ai nói”, bà Dung kể.
Bê bối “nước mắm nhiễm arsen” xuất phát từ cuộc khảo sát nước mắm do Vinastas thực hiện năm 2016. Kết quả khảo sát này cho rằng có tới 69% mẫu nước mắm nhiễm arsen. Tuy nhiên, các kết luận sau đó của cơ quan chức năng đã khẳng định kết quả khảo sát của Vinastas là sai sự thật. "Việc Vinastas đồng nhất khái niệm Arsen nêu tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 8-2:2011/BYT với ‘thạch tín’, một chất cực độc, đồng thời khẳng định ‘95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định’ là không đúng, không có cơ sở khoa học và gây nhầm lẫn, hoang mang cho người tiêu dùng", Bộ Công Thương nhấn mạnh trong một báo cáo đưa ra hồi tháng 11/2016. Sau sự việc này, Vinastas đã phải hủy toàn bộ kết quả khảo sát và xin lỗi người tiêu dùng. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.