Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về nhu cầu máy mở trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Theo đó, xét đề nghị của Bộ Y tế về kế hoạch, phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng chống dịch Covid-19, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ nhu cầu máy thở cho các kịch bản, đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung thêm.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế làm việc với các đơn vị tài trợ và các đơn vị sản xuất để quyết định số lượng đặt hàng, mua theo đúng quy định.
Tại cuộc họp về phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng chống dịch Covid-19, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài.
Do đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất máy thở trong nước có ảnh hưởng sống còn đến quá trình kiểm soát dịch bệnh ở nước ta.
Trên cơ sở đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới.
Lãnh đạo chính phủ cũng đề nghị Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm định, đánh giá thử nghiệm máy thở sản xuất trong nước để có thể đưa ra sử dụng kịp thời, góp phần vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Như VietnamFinance đã thông tin, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tuyên bố sẽ sản xuất máy thở để cung cấp cho Bộ Y tế.
Đầu tiên là Tập đoàn Vingroup với tuyên bố triển khai việc sản xuất máy thở các loại (xâm nhập và Không Xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam.
Tập đoàn này dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành.
Trước mắt, Vingroup cam kết sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.
Được biết, chiếc máy thở đầu tiên do Vingroup sản xuất đã được chuyển đến Bộ Y tế. Hiện cơ quan này đang phối hợp kiểm định máy thở để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Sau Vingroup, một tập đoàn khác cũng tuyên bố sản xuất máy thở là Bkav. Theo kế hoạch, vào giữa tháng 5/2020, Bkav sẽ sản xuất xong máy thở xâm nhập mẫu đầu tiên để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.