Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại kỳ họp Quốc hội lần này, câu chuyện về vụ phân bón giả Thuận Phong được khơi lên đầu tiên bởi đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Cà Mau). Trong phiên thảo luận chiều 31/10, ông Nhưỡng nói: "Vụ việc phân bón giả Thuận Phong ở Đồng Nai xảy ra đã lâu nhưng chưa thấy những động thái giám sát cần thiết".
Ngay sau phát biểu này của ông Nhưỡng, đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) đã đứng lên tranh luận. Theo ông Năm, quan điểm của Đồng Nai là kiên quyết xử lý vụ Thuận Phong vì vụ việc này ảnh hưởng lớn tới người nông dân cũng như thu nhập chính đáng của họ.
"Vụ Thuận Phong thì lúc đầu do các cơ quan trung ương phát hiện và chuyển giao cho Đồng Nai xử lý. Các cơ quan trung ương yêu cầu xử lý Thuận Phong về tội buôn bán hàng giả. Thế nên phải giám định. Nhưng khi giám định thì lại có nhiều ý kiến khác nhau giữa các bộ", ông Năm nói.
Tại phiên thảo luận sáng nay (2/11) vụ Thuận Phong lại được khơi lên. Đại biểu Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) đánh giá Thuận Phong là vụ án hết sức quan trọng. Dù đã có xử lý hành chính rồi nhưng do tính chất vụ án rất phức tạp nên có nhiều quan điểm khác nhau, chưa kết luận được là buôn bán hàng cấm hay buôn bán phân bón giả; điều ấy còn phụ thuộc vào kết luận của giám định.
"Về vụ án này, Ủy ban Tư pháp cũng đã yêu cầu Chánh án Tòa án tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao báo cáo. Hiện tại vụ án đang trong quá trình điều tra xem xét lại. Để chứng minh đó là tội phạm này hay vi phạm kia thì chúng ta phải có bằng chứng và tất cả đang còn đang chờ kết luận của các hội đồng giám định, từ đó mới có thể làm sáng tỏ được vụ án", ông Hồng cho hay.
Tham gia góp ý vào vấn đề này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho biết ông là người đầu tiên đưa ra nghị trường và xuyên 2 nhiệm kỳ có ý kiến về chuyện xử lý phân bón giả, đặc biệt là vụ việc Thuận Phong.
"Rất tiếc cho đến bây giờ vụ việc này vẫn chưa đi đến hồi kết, gây rất nhiều bức xúc trong xã hội, không chỉ riêng nông dân. Tôi đã phải nói một điều rất đau xót trước Quốc hội tại nhiệm kỳ trước, đó là ai cứu người nông dân? Các đại biểu cũng đã tranh luận nhưng việc thảo luận ở Hội trường không thể làm rõ đến cùng vụ việc này", ông Cương bày tỏ.
Ông Cương nhấn mạnh "rất không muốn" các đoàn trong Quốc hội có phản ứng với nhau trên diễn đàn. Tuy nhiên, sau khi đại biểu Hồ Văn Năm phát biểu thì gây ra rất nhiều phẫn uất cho xã hội. "Xin nói thêm là đại biểu Hồ Văn Năm vốn là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân của Đồng Nai, là Viện trưởng tại thời điểm mà Thuận Phong bị phát hiện".
"Đại biểu Hồ Văn Năm có nói vụ Thuận Phong ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nên phải cân nhắc. Xin thưa với Quốc hội là cân nhắc gì mà cân nhắc đến hơn 2 năm vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam.
"Cử tri nói đại biểu Hồ Văn Năm chỉ lo lắng cho doanh nghiệp, tội trạng chưa rõ và chưa bị xử lý, nhưng chính tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử lý hành chính vì kinh doanh phân bón kém chất lượng. Vậy thử hỏi có nên bảo vệ uy tín của một doanh nghiệp vi phạm về kinh doanh phân bón kém chất lượng, chưa nói đến kinh doanh hàng giả hay không.
"Tôi chỉ xin nói một điều, chúng ta hãy làm gì đó thể hiện trách nhiệm cao với nông dân Việt Nam", ông Cương tha thiết.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết tại phiên họp Quốc hội vào tháng 5, Phó Thủ tướng đã trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề này.
"Vụ án này 6 bộ, ngành, trung ương đã thống nhất trả lời văn bản của Bộ Công an về kết quả giám định chất chính trong thành phần phân bón. Có lúc tranh luận với nhau chất chính và thành phần chính, cuối cùng thống nhất thành phần chính là chất chính dưới 70%, nên chưa đạt, theo quy định của pháp luật là giả", Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, việc sử dụng kết quả trả lời của các bộ ngành do cơ quan tư pháp, nếu cần thì cơ quan tư pháp trưng cầu giám định và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai hủy quyết định phê chuẩn quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật. Như vậy vụ án đang tiếp tục điều tra.
"Việc có tội hay không có tội phải thông qua công tác điều tra, truy tố và Tòa án quyết định theo thẩm quyền. Quá trình này, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể có thể giám sát, nên vấn đề cuối cùng trách nhiệm hiện nay thuộc về các cơ quan tư pháp. Tôi cũng đề nghị chờ kết quả điều tra và có sự giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Chúng ta không nên tranh luận tiếp trên diễn đàn về vấn đề này", Phó Thủ tướng kết luận.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.