Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sẽ không quá ngạc nhiên khi ngoài các đơn vị thanh toán trực tuyến, các công ty giao nhận thương mại điện tử ở Việt Nam là nhóm thứ 2 ủng hộ sự phổ biến của hình thức thanh toán QR Code.
QR Code (Quick response code), hay còn gọi là mã phản hồi nhanh, là dạng mã vạch 2 chiều được đọc bằng máy đọc mã vạch hay smartphone có cài ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. QR Code được phát minh ở Nhật vào những năm 1990, sử dụng theo dõi hàng hóa trong lĩnh vực ô tô và gần đây được phát triển trở thành công cụ hỗ trợ thanh toán.
Theo đó, các ngân hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra QR Code, khi khách hàng quét mã vạch đó và nhập vào số tiền, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp, ngân hàng đó. Có thể nói các công ty giao nhận trong lĩnh vực thương mại điện tử đang kỳ vọng khá lớn vào sự phổ biến của hình thức này để giảm rủi ro. Bởi cho đến nay, dù các dịch vụ thanh toán trực tuyến ở Việt Nam rất phát triển nhưng chỉ 5% người mua thanh toán bằng hình thức này, tiền mặt vẫn được sử dụng phổ biến.
Người mua vẫn muốn nhận hàng rồi mới trả tiền, người bán thì muốn có tiền ngay khi hàng được giao và họ chấp nhận chi một khoản cho các công ty thu tiền hộ. Tuy nhiên, khi hàng đã giao đến tay khách thì rủi ro nằm ở người bán và các công ty thu tiền hộ nếu nhân viên không nộp tiền về. QR Code được cho là giải pháp "hợp tình hợp lý" cho cả 3 bên. Khi người mua nhận hàng, thay vì đưa tiền mặt như trước kia họ chỉ cần quét mã, tiền sẽ được chuyển cho người bán.
Về phần mình, các công ty giao nhận sẽ giảm được rủi ro mất tiền. "Trước đây, một nhân viên giao hàng vừa giữ hàng và tiền hàng. Với QR Code, họ chỉ giữ hàng nên có thể nói các công ty giao nhận đã giảm 50% rủi ro trên mỗi chuyến hàng", Giám đốc Điều hành một công ty giao nhận ở TP. HCM nói. Quan trọng hơn, khi hạn chế nhân viên không giữ tiền mặt trong quá trình giao hàng, các công ty giao nhận có thể mở rộng mạng lưới bằng việc sử dụng nhân sự bán thời gian.
Hiện nay, phần lớn các công ty giao nhận thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng rất nhiều lao động nên chi phí vận hành sẽ tăng thêm sau ngày 1/1/2018 khi mức đóng bảo hiểm xã hội và lương tối thiểu tăng theo quy định mới. Trong khi đó, lãi gộp của mô hình này chỉ 3-5% nên việc ứng dụng công nghệ để giảm số lượng nhân sự chính thức để đảm bảo lợi nhuận là quan tâm hàng đầu của nhóm này. Ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc khu vực LEX (đơn vị giao nhận trực thuộc Lazada Việt Nam), cho rằng đây là các xu hướng đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Ước tính của website Statista, thị trường thanh toán trực tuyến từ các thiết bị thông minh bao gồm các công nghệ như QR Code, NFC... ở Việt Nam năm 2017 là 18 triệu USD, giá trị trung bình mỗi giao dịch là hơn 10USD. Con số này sẽ tăng lên hơn 230 triệu USD vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là hơn 67%.
Theo khảo sát trong Ngày mua sắm trực tuyến của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), có đến 40% người sử dụng smartphone để mua sắm. Statista cũng dự đoán số người thanh toán qua smartphone ở Việt Nam sẽ đạt mốc 5,4 triệu vào năm 2022. Sự tăng trưởng nhảy vọt này đến từ việc xuất hiện của các công ty công nghệ lớn như Alibaba, Tencent,... những cái tên đã thúc đẩy thói quen sử dụng QR Code của người tiêu dùng ở Trung Quốc trong thời gian qua.
Trước kia, một số nguồn tin cho rằng Alipay sẽ sớm vào Việt Nam. Xu hướng thanh toán qua QR Code đang bùng nổ tại Trung Quốc tạo lợi thế lớn cho các công ty cung cấp dịch vụ này từ đại lục. Ước tính năm ngoái, hơn 1.650 tỷ USD giao dịch tại Trung Quốc được thực hiện qua mã QR, chiếm khoảng 1/3 tổng thanh toán trên thiết bị di động. WeChat Pay (Tenpay) của Tencent và Alipay của Alibaba là các ứng dụng thống trị tại Trung Quốc.
Alipay đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) cho bước đầu thâm nhập thị trường Việt Nam. Nếu Alipay phối hợp với Lazada, chắc chắn Alipay sẽ bùng nổ ở Việt Nam, nhất là trong mảng thương mại điện tử, giao nhận...
Trong khi đó, dịch vụ AirPay của Sea đã bắt đầu triển khai dịch vụ ở Việt Nam sau khi mua lại phần lớn cổ phần Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay). Hiện tại VNPay đã ký thỏa thuận hợp tác với 12 ngân hàng để kết nối hệ thống thanh toán bằng QR Code, có 8 ngân hàng đã chính thức triển khai, 4 ngân hàng khác đang trong giai đoạn rà soát các yếu tố về kỹ thuật.
Dù mới triển khai từ tháng 8/2017 đến nay nhưng VNPay đã có hơn 7.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng QR Code, với khoảng 37.000 đơn hàng được thanh toán qua phương thức này.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc và Singapore có thể đẩy thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam đi nhanh nhưng không thể giúp giải bài toán mà chính họ cũng đang phải đối mặt: tính bảo mật.
So với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác như Apple Pay, Samsung Pay, QR Code được cho là kém an toàn hơn. Việc quét mã có thể dẫn người sử dụng đến các website chuyên sử dụng cho mục đích trộm tài khoản ngân hàng của tội phạm mạng.
Theo tờ Southern Metropolis Daily (Trung Quốc), có khoảng 90 triệu nhân dân tệ bị đánh cắp thông qua các hình thức lừa đảo bằng QR Code chỉ riêng ở tỉnh Quảng Đông. Theo South China Morning Post, có hơn 23% trojan và virus, các mã độc chuyên ăn cắp thông tin khách hàng, được truyền qua QR Code.
Một số chuyên gia về an ninh mạng đã ước tính rằng 1/4 các phần mềm độc hại được tìm thấy trên điện thoại thông minh được truyền qua QR Code. Tuy nhiên, Trung Quốc khó đi ngược xu thế QR Code vì người tiêu dùng đã phát triển thói quen và có thể sử dụng QR Code gần như bất cứ nơi nào.
Chính vì thế, dù chưa thịnh hành nhưng tác dụng phụ của QR Code đang treo lơ lửng trên đầu các doanh nghiệp giao nhận thương mại điện tử ở Việt Nam. Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, giống như các sản phẩm công nghệ khác, hành lang pháp lý cũng sẽ là một rào cản đối với QR Code.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.