Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng hợp trong ba quý đầu năm, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 0,7%, dự kiến sẽ nằm trong số ít các quốc gia trên thế giới ghi nhận tăng trưởng dương trong cả năm.
Dẫu vậy, kinh tế Trung Quốc hiện nay vẫn trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng nhất. Hội nghị Trung ương 5 khóa 19 của nước này đã kết thúc hồi cuối tháng 10/2020, trong đó đề ra Quy hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) và Tầm nhìn 2035, nổi bật là câu chuyện phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy tuần hoàn trong nước và tuần hoàn quốc tế.
Theo tờ Thời báo Kinh tế của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã thay đổi cấu trúc thương mại của Trung Quốc. Việc Mỹ ngăn chặn chuỗi cung ứng của Trung Quốc không chỉ làm gián đoạn chuỗi cung ứng được thiết lập trong quá khứ, mà còn gây nguy hiểm cho an ninh kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mỹ dẫn dắt thế giới tách rời khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ, dẫn dắt các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm tỷ trọng đầu tư và tỷ trọng sản xuất tại Trung Quốc. Với việc một số doanh nghiệp đã sớm chọn bên đứng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng đáng kể. Trong bối cảnh đó, đại dịch Covid-19 càng làm gia tăng tốc độ “phi Trung Quốc” của doanh nghiệp.
Dù không rút khỏi nước này, doanh nghiệp cũng sẽ xem xét chuyển địa điểm, tìm đến căn cứ sản xuất đáng tin cậy khác. “Trung Quốc + 1” có thể trở thành mô hình phân công sản xuất chủ yếu trong tương lai. Hậu quả là vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc đứng trước thách thức chưa từng có.
Trong quá khứ, mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc là trung ương giữ vai trò chi phối và các địa phương cạnh tranh với nhau tuy gây ra một số vấn đề, nhưng đã thành công trong việc duy trì kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Trong bối cảnh các địa phương ở Trung Quốc ra sức cạnh tranh để thu hút đầu tư, nước này có điều kiện cải thiện công nghệ và vấn đề việc làm cũng được giải quyết.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc không còn chú trọng nhiều tới tốc độ tăng trưởng cao mà chuyển sang lấy việc nâng cấp ngành nghề làm mục tiêu chủ yếu. Bắc Kinh cũng không nhấn mạnh tới việc mở rộng quy mô mà chuyển sang theo đuổi cải tiến chất lượng.
Trung Quốc thực hiện chính sách điều chỉnh kết cấu và nâng cấp ngành nghề đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo phương thức lấy thị trường đổi lấy công nghệ nhằm thu hút những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao tới Trung Quốc đầu tư.
Trong quá trình thúc đẩy nâng cấp ngành nghề, Bắc Kinh đã rót nhiều tài nguyên cho doanh nghiệp trong nước, từ đó hình thành xu thế cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc cũng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ, chỉ đạo hoạt động mua bán sáp nhập và can thiệp hành chính để giành lấy công nghệ cần thiết. Những biện pháp trái với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) này đã khiến Trung Quốc trở thành quốc gia có tần suất bị kiện tương đối cao trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Tuy nhiên, những vụ việc công khai chỉ là phần nhỏ so với các vụ việc còn tiềm ẩn.
Ngoài ra, do trình tự kéo dài trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các biện pháp trừng phạt không đủ sức răn đe đã khiến Mỹ phải sử dụng luật pháp của mình để trừng phạt Trung Quốc và toàn lực bao vây ngăn chặn chiến lược “Chế tạo tại Trung Quốc 2025”, dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Trong tương lai, dù ai làm Tổng thống, Mỹ sẽ tiếp tục coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh. Điều đáng quan tâm là đa số quốc gia trên thế giới đều đứng về phía Mỹ, sẽ hình thành nên sự cạnh tranh giữa hai hệ thống lớn là Mỹ và Trung Quốc.
Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, Bắc Kinh đang tích cực củng cố thị trường nhu cầu trong nước, lấy tiêu dùng, đầu tư và thị trường nội địa là động lực chính; ngoài ra, nước này cũng đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng mới trong nước để củng cố sức khỏe kinh tế.
Với quy mô kinh tế hiện nay, việc Trung Quốc sử dụng thị trường trong nước để thúc đẩy tăng trưởng là một phương thức đúng đắn, nhưng đây chỉ có thể được coi là sách lược ngắn hạn. Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn của Trung Quốc đến từ việc nâng cấp công nghệ. Giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tồn tại một khoảng cách đáng kể về công nghệ.
Mỹ đang triệt để áp chế chiến lược "Made in China 2025" (Chế tạo tại Trung Quốc 2025). Trong tương lai, khi hai cường quốc kinh tế lớn đã tách bạch phe phái, Trung Quốc càng khó có thể vượt qua sự phong tỏa của Mỹ.
Trong tương lai, Trung Quốc không chỉ phải thay đổi chính sách kinh tế, mà còn phải thay đổi cả phương pháp và càng cần phải điều chỉnh tâm lý. Đặc biệt, việc Chính phủ Trung Quốc ngang nhiên can thiệp vào các doanh nghiệp như trước đây sẽ không còn khả thi nữa.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn hy vọng thu hút vốn và công nghệ để phát triển kinh tế bằng cách thiết lập các đặc khu kinh tế và khu thương mại tự do trong quá khứ. Trong tương lai, mô hình này sẽ không dễ tái diễn thành công vì Mỹ toàn lực phòng ngừa và môi trường tổng thể đã thay đổi.
Trung Quốc sắp bước vào thời kỳ của Quy hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14. Trước tình hình kinh tế và thương mại quốc tế không mấy thân thiện, sự tiếp diễn của đại dịch Covid-19 và xu hướng cạnh tranh của các ngành công nghệ cao, vấn đề đặt ra là làm sao Trung Quốc vươn lên từ cơ chế tự chủ sáng tạo và môi trường đầy nhân tố không xác định.
Ngoài ra, nhiệm kỳ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc sẽ bắt đầu vào năm 2023. Việc Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình có kéo dài nhiệm kỳ hay không cũng là một biến số lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc thế nào có thể thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” thành công trong tương lai sẽ là một thử nghiệm lớn đối với Trung Quốc.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.