Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, Quốc lộ 14D dài 74,4 km kết nối đường Hồ Chí Minh với Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là một phần của Hành lang kinh tế Đông - Tây 2 đi qua lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Lào và Thái Lan; có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tuy nhiên, tuyến đường hiện nay có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, nhiều đường cong nhỏ, kết cấu mặt đường yếu, thường xuyên hư hỏng, không đảm bảo lưu thông cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang đang đầu tư tại Thái Lan, Lào có nhu cầu rất lớn về vận chuyển hàng hóa qua Quốc lộ 14D để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tại khu vực ven biển trước khi xuất khẩu qua các cảng biển TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam sang tiêu thụ ở khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan qua tuyến đường này.
Chính vì nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang ngày càng lớn, hệ thống đường bộ phía nước bạn Lào đã được mở rộng trong khi Quốc lộ 14D chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu, lập chủ trương đầu tư dự án Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D nhưng chưa cân đối được nguồn vốn để triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư tuyến đường mới nối từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam theo hình thức PPP (Thông báo số 135/TB-VPCP ngày 06/5/2022 của Văn phòng Chính phủ). Sau khi khảo sát thực tế tuyến đường nối từ Cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam thì tuyến đường hiệu quả nhất là đi theo Quốc lộ 14D hiện trạng.
Qua đó, phương án đầu tư tuyến đường mới không khả thi do địa hình khu vực rất khó khăn, chênh lệch độ cao rất lớn và địa chất phức tạp nên chi phí đầu tư rất cao. Khi xây dựng thêm tuyến thì không tận dụng được quỹ đất, kết cấu hạ tầng tuyến Quốc lộ 14D hiện trạng, tốn kém chi phí bảo trì, bảo dưỡng đồng thời cho cả 2 tuyến đường. Ngoài ra, tuyến mới phải đi qua khu vực Vườn quốc gia Sông Thanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiện trạng rừng tự nhiên tại khu vực này.
Về cơ chế đầu tư và nguồn vốn, trường hợp đầu tư theo tuyến đường hiện trạng thì phải sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, nhưng hiện nay Chính phủ chưa thể cân đối được nguồn vốn; trường hợp đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) thì chưa tuân thủ đúng Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.
Chính vì vậy UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chủ trương đầu tư Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D theo hình thức BOT trên tuyến đường hiện trạng; trong trường hợp này, sẽ nghiên cứu phương án thu phí và vị trí đặt trạm thu phí hợp lý, để không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân đi lại trên tuyến đường này, không thuộc đối tượng vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.