'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo tờ trình về việc phê duyệt đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Công Thương, đối với các dự án điện sử dụng khí trong nước, Quy hoạch điện VIII xác định ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện khi sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước.
Từ nay đến năm 2030, tập trung phát triển 2 chuỗi dự án khí – điện Lô B và Cá Voi Xanh, tổng công suất mới 6.900 MW.
Cụ thể, cụm nhà máy điện sử dụng khí Lô B gồm 3 nhà máy mới Ô Môn II, III, IV tổng công suất 3.150MW và nhà máy Ô Môn 1660MW hiện hữu chuyển sang nhiên liệu khí.
Trong đó, Ô Môn III, IV do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư (Ô Môn III được duyệt chủ trương đầu tư tháng 8/2022, Ô Môn IV chuẩn bị đấu thầu chọn Tổng thầu EPC); Ô Môn II (chủ đầu tư là Marubeni và Vietracimex) đã duyệt chủ trương đầu tư, đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi.
Với các dự án thượng nguồn, Bộ Công Thương cho biết đã đàm phán xong với các nhà đầu tư Nhật Bản và Thái Lan từ bỏ yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ. Mặt khác, Bộ Công Thương đang cùng Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PVN) và EVN tháo gỡ nốt những vướng mắc còn lại để đẩy nhanh chuỗi dự án này.
Cụm nhà máy điện sử dụng khi Cá Voi Xanh gồm 5 nhà máy mới Dung Quất 1,2,3, Miền Trung 1,2 tổng công suất 3.750MW. Bộ Công Thương cho biết dự án phát triển mỏ khí thượng nguồn, đường ống, trạm xử lý khí trên bờ do ExxonMobil làm nhà điều hành đang chậm dẫn đến việc đàm phán các thỏa thuận thương mại và bảo lãnh Chính phủ (GGU) chậm, ảnh hưởng đến tiến độ các công việc khác.
Trong khi đó, phía hạ nguồn, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tập trung đôn đốc chuỗi các dự án như Dung Quất 1, 3 do EVN đầu tư, 2 dự án miền Trung 1, 2 do PVN đầu tư và dự án BOT Dung Quất 2 do Sembcorp (Singapore) đầu tư.
Bên cạnh 2 chuỗi dự án trên, theo Bộ Công Thương, dự kiến trong tương lai sẽ phát triển mỏ Kèn Bầu (lô 114 ngoài khơi khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) và mỏ Bảo Vàng (lô 112 ngoài khơi Quảng Trị). Mô Kèn Bầu (nhà điều hành ENI - Italia) theo thông báo ban đầu có trữ lượng lớn, có thể đủ khi cho 4.000-6.000MW, nhưng khoan thẩm lượng 2 lần chưa thành công, nên đang dự kiến phát triển giai đoạn 2031-2035. Nếu thuận lợi sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đẩy sớm khai thác và bổ sung các nhà máy điện hạ nguồn.
Riêng mỏ khí Báo Vàng và nhà máy tuabin khí Quảng Trị 340MW (nhà đầu tư Gazprom - Nga) vẫn chưa xác định xong trữ lượng mỏ khí, nên mặc dù thể hiện quyết tâm nhưng khó có thể vào vận hành trước năm 2030.
Đáng chú ý, 2 dự án điện khí trong Quy hoạch VII điều chỉnh là Kiên Giang I và II, công suất 2x750MW, do PVN là chủ đầu tư không được xem xét trong Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 vì không xác định được nguồn nhiên liệu.
Đối với các dự án điện sử dụng LNG nhập khẩu, trong quá trình rà soát trước đây, Bộ Công Thương đã đề xuất giảm 17.000MW nguồn điện sử dụng khí LNG nhập khẩu so với phương án tháng 3/2021. Đến nay, dự kiến đến năm 2030 sẽ xây dựng 23.900MW nguồn điện sử dụng khí LNG.
Trong đó bao gồm 11 dự án với tổng công suất 17.900MW đã được phê duyệt và bổ sung trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, gồm: Nhơn Trạch 3,4 (1.500 MW), Hiệp Phước giai đoạn 1 (1.200 MW), Bạc Liêu (3.200 MW), BOT Sơn Mỹ I (2.250 MW), BOT Son My II (2.250 MW), Long An I (1.500 MW), Cà Ná (1.500 MW), Quảng Ninh I (1.500 MW), Long Sơn (1.500 MW), Hải Lăng (1.500 MW),
9 dự án tổng công suất 14.900MW đã có chủ đầu tư, chỉ còn 2 dự án với tổng công suất 3.000MW chưa có chủ đầu tư (Cà Ná và Long Sơn), 2 dự án có tổng công suất 2.700MW đã được phê duyệt FS (Nhơn Trạch 3, 4 và Hiệp Phước giai đoạn I), dự án LNG Cà Ná đã hoàn thành sơ tuyển, chuẩn bị đấu thầu quốc tế lựa chọn chủ đầu tư.
Dự án LNG Long Sơn có vị trí được đánh giá tốt nhất (về hạ tầng cảng, đấu nối thuận lợi, gần trung tâm phụ tải, ...) trong số các dự án LNG đề xuất phát triển, do đó giữ lại các dự án này để triển khai tiếp, đưa vào vận hành trước năm 2030.
Bên cạnh đó, Quy hoạch điện VIII sẽ chỉ bổ sung 4 dự án sử dụng khí LNG mới với tổng công suất 6.000MW tại khu vực miền Bắc gồm Thái Bình (1.500MW), Nghi Sơn (1.500MW), Quỳnh Lập (1.500MW), Quảng Trạch II (1.500MW). Trong đó, chỉ có 2 dự án mới là Thái Bình và Nghi Sơn, 2 dự án Quỳnh Lập và Quảng Trạch 2 là nhiệt điện than trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh chuyển sang LNG.
Theo Bộ Công Thương, việc bổ sung 2 dự án LNG này là cần thiết do khu vực miền Bắc đang thiếu nguồn chạy nền, nhu cầu điện đang tăng nhanh, nếu không phát triển các nhà máy chạy 19 nền miền Bắc thì phải tăng truyền tải trên đường dây 500 kV, thậm chí phải xây dựng thêm đường dây. Vị trí quy hoạch đã được cân nhắc kỹ trong số các vị trí tiềm năng khu vực miền Bắc
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.