'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong thư gửi cán bộ, nhân viên của mình, ông Tuyển mô tả bị bệnh tim có triệu chứng tim đập nhanh từ 2017, có lúc lên trên 150 lần/phút, có lúc lại xuống dưới 40 lần/phút, hay còn gọi là chứng rung màng nhĩ tim.
“Hồi tháng 5 năm nay tôi đã khám ở Bệnh viện tim Hà Nội đeo máy holter 24 tiếng, kết luận tôi bị rung nhĩ cơn (nhịp cao nhất lên hơn 200) phải uống thuốc điều trị gồm thuốc điều chỉnh nhịp tim, thuốc chống đông máu. Hôm Đại hội cổ đông ngày 29/6 tôi bị choáng nhiều lần gần ngất, cố gắng hết giờ tôi phải về văn phòng nằm ngay”, ông Tuyển viết.
Tiếp đó, ngày 19/10, ông bị kịch phát mạch lên 220 lần/phút và lên bàn mổ “đốt rung nhĩ” nhưng thất bại. Dẫn đến mạch máu vỡ, buộc phải truyền nước và tiêm móc phin nhưng không thuyên giảm.
Đến 25/10, ông Tuyển lần thứ 2 lên bàn mổ nhưng kết quả là khả năng dung nạp đường kém, đường máu tăng, phải điều trị cả tiểu đường. Chiều 30/11, bị choáng phải vào viện cấp cứu đến tận 4/12 nhưng cũng không giải quyết được tận gốc.
Trước tình thế này, ông Tuyển nộp đơn lên Hội đồng quản trị VEAM nhưng theo nguyên tắc thì phải chờ ý kiến Bộ Công Thương. Đến ngày 10/12, do không chờ đợi được, khi bệnh lý cứ nặng thêm, ông Tuyển đã báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị để sang Singapore. Ngày 13/12, ông Tuyển được một bệnh viện Singapore phẫu thuật trong vòng 4 giờ đồng hồ.
Hiện tại, ông Tuyển cho biết, có thể không còn cơn rung nhĩ tim nhưng lại không được uống các loại thuốc ổn định nhịp bởi có thể tác dụng phụ của thuốc gây block nhĩ thất, dẫn đến ngưng tim.
Ông Tuyển cũng phân trần rằng, năm 2007, ông từng bị Hội đồng quản trị VEAM định cách chức vì đã không chịu đầu tư nhà máy với số vốn vay 600 tỷ đồng để sản xuất động cơ nhưng không biết bán đi đâu và một “tội” khác là chậm trễ nhận phần thiết bị được phân từ số thiết bị mua từ Samsung để giảm bớt suất đầu tư cho Veam Motor (số thiết bị này giờ vẫn chưa biết để làm gì).
“Năm 2010 quy trình đề bạt tôi làm Tổng giám đốc không được chuẩn thuận, tôi vẫn chủ động góp ý với lãnh đạo VEAM phương án để thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Bộ. Khi VEAM chuyển thành công ty cổ phần, tôi đã xin thôi không tham gia Hội đồng quản trị khi được đề cử, nhưng không được chủ sở hữu chấp nhận. Khi phải tạm thời gánh vác việc VEAM tôi đã trình bày tôi bị bệnh tim không thể đảm đương, nhưng tình thế bắt buộc tôi phải gánh vác”, ông Tuyển phân trần trong thư.
Một thông tin đáng chú mà VietnamFinance thu thập được là tại Biên bản kiểm phiếu “lấy ý kiến giới thiệu nhân sự Tổng giám đốc VEAM” ngày 3/8/2010, tại trụ sở Bộ Công Thương, ông Ngô Văn Tuyển có 25 phiếu giới thiệu/38 phiếu (65,78%) nhưng không được cất nhắc vào vị trí này. Thay vào đó là ông Trần Ngọc Hà có số phiếu 13/38 (34,21%) là người được Bộ Công Thương chọn.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trong thời kỳ trước khi ông Tuyển giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc, dòng tiền gửi của VEAM mỗi năm tròm trèm chục nghìn tỷ đồng nhưng liên tục xê dịch từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Nói cách khác là sự chuyển dịch từ các ngân hàng thương mại nhà nước sang khối tư nhân, nơi có chế độ "chăm sóc khách ha" hậu hĩnh hơn.
Cách đây một tháng, cổ phiếu VEAM (mã VEA) là 1 trong 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của Dragon Capital. VEA bắt đầu lên sàn UPCoM từ đầu tháng 7/2018 và từ đó, liên tục được khối ngoại mua vào. Hết phiên 26/11, tỷ lệ sở hữu khối tại VEA lên 4,9% (tương đương 65 triệu cổ phiếu).
Một tuần gần đây, khi vướng tin đồn ông Tuyển bỏ trốn, lượng cổ phiếu VEA giao dịch cũng tăng đột biến.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.