'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đưa ra thông điệp “Kết nối triệu con tim”, nền tảng nhân đạo số iNhandao có nhiệm vụ kết nối, kêu gọi tất cả các cá nhân, tổ chức, bằng tấm lòng của mình, cùng tham gia đóng góp dưới mọi hình thức vật chất, trí tuệ và công sức để triền khai các hoạt động vì cộng đồng, phục vụ lợi ích chung của xã hội. Một loạt nền tảng số mới của đề án cũng được ra mắt để hiện thực hóa ý tưởng này.
Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Hội CTĐVN khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối giữa người cho và người nhận, kêu gọi cộng đồng cùng tham gia vào nền tảng iNhandao để kết nối toàn xã hội cho hoạt động thiện nguyện, góp phần tích cực cho sự nghiệp an sinh xã hội, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm, vai trò của Hội là cầu nối đáng tin cậy trong ứng dụng này.
Trong khuôn khổ chương trình “Kết nối triệu con tim”, hưởng ứng chiến dịch quyên góp điện thoại thông minh, máy tính bảng vẫn còn sử dụng được tới các trẻ em nghèo vùng cao cho dự án igiaoduc của đề án, đại diện Đoàn thanh niên MB đã trao tặng 67 thiết bị di động (gồm cả thiết bị mới và thiết bị đã qua sử dụng).
Đây là những món quà hữu ích với hi vọng giúp các em học sinh nghèo có cơ hội nâng cao tri thức, đáp ứng nhu cầu học tập trong thời đại 4.0 - đúng như mục tiêu của đề án đưa ra. MB mong muốn thông qua địa chỉ inhandao.vn và app inhandao, nhiều em nhỏ vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được nhiều hơn nữa từ những tấm lòng thiện nguyện trong toàn xã hội, chắp thêm khát vọng cho các em trong học tập.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Lưu Trung Thái – Phó Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc MB đánh giá nền tảng iNhandao được xây dựng dựa trên một cách nhìn và tư duy mới với những tính năng và ý tưởng ứng dụng số hóa. Tổng giám đốc MB hi vọng sự kết nối – lan tỏa này có thể giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trong tương lai, bản thân họ lại có thể trợ giúp tiếp cho những người khác, cho cộng đồng.
Cũng tại chương trình, các đơn vị tham gia phát triển nền tảng số đã kí kết hợp tác phát triển Kho học liệu số dùng chung, Bản đồ chung sống an toàn Covid, Nền tảng giáo dục số và đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Cũng tại chương trình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các đơn vị gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội CTĐVN, Ngân hàng TMCP Quân đội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, VNPost, FPT,… thực hiện nghi lễ phát động giai đoạn 2 của iNhandao.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ đây là đề án của cộng đồng, của mọi người dân chứ không của riêng ai. Đề án đã được gieo mầm từ những tấm lòng nhiệt huyết, rồi lớn lên thành cây cho quả là hàng triệu con tim, hàng triệu khối óc, hàng triệu bàn tay như nền tảng số iNhandao hôm nay. Phó Thủ tướng mong muốn các nền tảng số khác như giáo dục, sức khỏe, bách khoa toàn thư…trong thời gian tới cũng sẽ được cả nước chung tay đồng lòng tham gia như iNhandao vì mục tiêu nâng tầm trí tuệ Việt Nam.
Ông cũng kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền tảng nhân đạo số (iNhandao.vn) để cùng chung tay, góp sức sẻ chia và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn; đóng góp nguồn lực dưới mọi hình thức, giúp đất nước vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, góp phần lan tỏa những giá trị nhân đạo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trong khuôn khổ Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá” và chương trình "Kết nối triệu con tim", các đơn vị tham gia đã ký kết và ra mắt 3 nền tảng mới: Bản đồ chung sống an toàn Covid (antoanCovid.vn): Từ kinh nghiệm chống dịch Covid-19, ngoài những nỗ lực của các cơ quan chức năng thì việc chung tay chống dịch của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để cụ thể hóa việc này và ứng dụng các công nghệ số hóa, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19, Bộ Y Tế cùng đề án Tri thức Việt số hóa ra mắt Bản đồ chung sống an toàn Covid: AntoanCovid.vn. Hệ thống bao gồm các tiện ích trên nền tảng Bản đồ số Việt Nam (vmap.vn) để thể hiện thời gian thực về tình hình an toàn phòng chống dịch của các cơ sở đông người, trước mắt là trường học và cơ sở y tế. Nền tảng giáo dục số - iGiaoduc.vn: là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban điều hành Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và các đối tác tài trợ, hỗ trợ với mục tiêu ban đầu là tạo ra một nền tảng Kho học liệu số trực tuyến nhằm thu thập, lựa chọn, chia sẻ học liệu số dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường; cung cấp nguồn học liệu số phong phú, tin cậy góp phần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đặc biệt phục vụ dạy học trực tuyến… Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam – bktt.vn: Bách khoa toàn thư Việt Nam là bộ sách tổng hợp tri thức của Việt Nam và của thế giới, được biên soạn theo một hệ thống, nhằm cung cấp tri thức cho thế hệ hôm nay và truyền lại cho các thế hệ mai sau, giúp họ tiến nhanh hơn khi có sự kế thừa những gì cha ông để lại. Hiện nay trúc vĩ mô của Bách khoa toàn thư Việt Nam đã được xác định với trên 60.000 mục từ. Cấu trúc vi mô của từng loại mục từ cũng đã được quy định rất chặt chẽ, theo các quy định của Đề án về nội dung và hình thức. Khoảng 3.000 nhà khoa học thuộc gần 70 ngành khoa học đang tham gia biên soạn. Bktt.vn là một dự án hợp tác giữa Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện nghiên cứu công nghệ FPT phối hợp triển khai trên nền tảng mã nguồn mở. Mục tiêu của bktt.vn là tạo ra môi trường mà tại đó các các nhà khoa học của các tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo, tham gia biên soạn các mục từ theo lĩnh vực chuyên môn sâu của mình trong Bảng mục từ đã được Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam xác lập. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.