Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo SBIC, năm 2010, Tổng công ty đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng mệnh giá trái phiếu là 140 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), trong đó cho Vinashinlines vay để trả nợ VIB số tiền hơn 92,3 tỷ đồng.
Để đảm báo nghĩa vụ thanh toán của SCIC với VIB, Vinashinlines đã thế chấp tàu Liner 1 theo Hợp đồng thế chấp ngày 14/5/2010 đã được Cơ quan công chứng chứng thực. Việc thế chấp tàu cũng được Cơ quan đăng ký tàu biển thuyền viên khu vực Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký thế chấp.
Ngày 14/5/2010, Vinashinlines đã nhận nợ với SBIC số tiền 92,3 tỷ đồng nói trên và SBIC đã giao cho VFC quản lý theo Hợp đồng dịch vụ quản lý tài sản số 3236/HĐ-CNT ngày 10/5/2011.
Khoản trái phiếu SBIC nói trên tại VIB đã được tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Chính phủ thông qua Trái phiếu DATC phát hành. Theo hợp đồng hoán đổi nợ vay, VIB bàn giao nguyên trạng toàn bộ hồ sơ của khoản trái phiếu và toàn bộ quyền chủ nợ liên quan đến khoản nợ được hoán đổi và sẽ phải bàn giao tài sản thế chấp của khoản nợ (tàu Liner 1) cho SBIC.
Tuy nhiên, tàu Liner 1 còn đồng đảm bảo cho các khoản vay khác của Vinashinlines tại VIB nên VIB chưa hoàn trả SBIC tài sản thế chấp này. Theo số liệu VIB cung cấp, hiện dư nợ gốc khoản vay của Vinashinlines tại VIB là hơn 3,6 triệu USD (khoảng 78,8 tỷ đồng).
Nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại phát sinh cho Vinashinlines cũng như các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế; hạn chế nguy cơ mất an toàn cho tàu và thuyền viên trong thời gian thực hiện phá sản doanh nghiệp, trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng đã cho phép Vinashinlines rút đơn phá sản doanh nghiệp để thực hiện thanh lý, chuyển chủ đầu tư các tàu biển là tài sản đảm bảo của Vinashinlines tại các tổ chức tín dụng, trong đó có tàu Liner 1.
Ngày 22/12/2014, tại trụ sở của VIB, đại diện các bên có liên quan đến việc xử lý tàu Liner 1 gồm VIB, DATC, SBIC và Vinashinlines đã ngồi lại với nhau.
Theo đó các bên đã thống nhất thực hiện việc bán tàu theo phương thức chào giá cạnh tranh. SBIC và DATC ủy quyền cho VIB làm đầu mối, thay mặt cho các chủ nợ làm việc với Vinashinlines để triển khai bán tàu. Các bên thống nhất tiền thu được từ việc bán tàu sẽ chuyển về tài khoản của Vinashinlines tại VIB. Tài khoản này được phong tỏa và chỉ được thu nợ sau khi VIB và SBIC có biên bản thống nhất xử lý số tiền này.
Tháng 7/2015, Vinashinlines ký hợp đồng mua bán tàu biển với Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Vinaconect với giá bán 35 tỷ đồng. Toàn bố số tiền được chuyển về tài khoản VIB, sau khi trừ đi chi phí còn 33,89 tỷ đồng.
Tại biên bản họp ngày 25/9/2015 giữa SBIC, VIB, VFC và DATC, các bên thống nhất phân chia số tiền bán tàu theo tỷ lệ dư nợ gốc khoản vay của Vinashinlines tại VIB và khoản trái phiếu doanh nghiệp do SBIC phát hành cho VIB. Theo đó, Vinashinlines sẽ phải chuyển trả cho SBIC 21,6 tỷ đồng từ nguồn thu bán tàu Liner 1.
Ngày 30/12/2015, VIB có văn bản thông báo thu nợ số tiền 12,2 tỷ đồng từ việc xử lý tài sản bảo đảm tàu Liner 1 và đề nghị Vinashinlines ký ủy nhiệm chi chuyển trả SBIC số tiền 21,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vinashinlines đã không thực hiện.
SBIC đành phải có công văn báo cáo Bộ Giao thông vận tải, đề nghị Bộ chỉ đạo Vinalines, Vinashinlines chuyển tiền cho SBIC. Bộ Giao thông vận tải sau đó đã có công văn gửi 2 đơn vị trên, yêu cầu chuyển trả tiền cho SBIC nhưng Vinashinlines cho rằng việc này phải báo cáo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (do năm 2016, Vinashinlines đã có quyết định mở thủ tục phá sản).
Sau cuộc họp vào đầu tháng 6/2016 giữa Bộ Giao thông vận tải và các bên (Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, DATC, SBIC, Vinalines, Vinashinlines), SBIC tiếp tục kiến nghị Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ thu hồi tiền bán tàu Liner 1.
Ngày 20/6/2016, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Tòa có văn bản chấp thuận để Vinashinlines hoàn thiện thủ tục, chứng từ chuyển trả tiền bán tàu Liner 1 cho SBIC. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội không trả lời.
Tháng 2/2018, VIB có công văn gửi SBIC cho biết Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có văn bản yêu cầu VIB chuyển 21,6 tỷ đồng và lãi phát sinh về tài khoản của Vinashinlines tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để thực hiện các thủ tục phá sản.
Trước thông tin này, SBIC cho rằng yêu cầu của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là chưa đủ căn cứ pháp lý, bởi 3 lý do.
Một là ngày 25/9/2015, các bên gồm VIB, SBIC, VFC đã có biên bản họp về phương án phân chia nguồn thu tàu Vinashin Liner 1. Theo đó, SBIC được chia 21,6 tỷ đồng. Đây là số tiền SBIC được hưởng từ việc xử lý tài sản bảo đảm cho khoản trái phiếu SBIC đã được hoán đổi thông qua trái phiếu DATC phát hành có bảo lãnh của Chính phủ. Điều này cũng phù hợp với quy định tại Khoản 3, Điều 53 Luật Phá sản.
Thứ hai, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, yêu cầu Tòa có văn bản chấp thuận để Vinashinlines hoàn thiện thủ tục, chứng từ chuyển trả tiền bán tàu Liner 1. Vinashinlines cũng đã có văn bản đề nghị Tòa hướng dẫn giải quyết đối với số tiền 21,6 tỷ đồng của SBIC nhưng Tòa đều không có ý kiến trả lời.
"Việc Tòa không có ý kiến trả lời Bộ Giao thông vận tải và Vinashinlines nhưng lại có văn bản yêu cầu VIB chuyển 21,6 tỷ đồng vào tài khoản của Vinashinlines đã thể hiện sự thiếu minh bạch và khách quan của Tòa trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản Vinashinlines", SBIC nhấn mạnh.
Thứ ba, việc Tòa án nhân dân thành phố chỉ lấy lý do đang thụ lý giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Vinashinlines mà không đưa ra quy định pháp luật cụ thể làm cơ sở cho yêu cầu chuyển 21,6 tỷ đồng vào tài khoản của Vinashinlines là thiếu căn cứ pháp lý.
"Việc xử lý này là không công bằng vì 21,6 tỷ đồng nêu trên SBIC chưa nhận được theo biên bản thỏa thuận tương tự như khoản tiền VIB đã tự thu", SBIC so sánh.
Ngoài ra, SBIC cũng cho rằng các thỏa thuận giữa SBIC, VIB, DATC và Vinashinlines đều được xác lập trước khi Tòa có quyết định mở thủ tục phá sản. Do đó, nguồn thu phải chuyển về SBIC để đơn vị này chuyển trả Quỹ thu hồi nợ của DATC (khoản nợ có tài sản bảo đảm). "Việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chuyển tiền về tài khoản của Vinashinlines tại Vietcombank là không đúng theo quy định", SBIC nhận định.
Từ các lý do trên, SBIC kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị Tòa xem xét, chấp thuận việc Vinashinlines chuyển trả SBIC tiền bán thanh lý tàu Liner 1.
Hiện, chưa rõ phản ứng của 2 Bộ cũng như của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trước kiến nghị này của SBIC.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.