'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại buổi họp báo Diễn đàn M&A Việt Nam 2017, ông Bùi Huy Thọ, Vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra Giám sát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiết lộ, hiện thương vụ sáp nhập PGBank – VietinBank vẫn đang vướng mắc ở quá trình thương lượng giá, nhiều khả năng sẽ đề xuất xin thôi sáp nhập trong thời gian sắp tới.
Dùng dằng về giá là vấn đề không mới trong thương vụ sáp nhập PGBank – VietinBank. Điều này đã được chính Chủ tịch PGBank Bùi Ngọc Bảo thừa nhận tại Đại hội đồng cổ đông PGBank 2017 mà theo chia sẻ của vị chủ tịch này, vướng mắc nằm ở tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu.
Theo hồ sơ sáp nhập PGBank vào VietinBank hồi tháng 5/2015, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa hai ngân hàng là 1:0,9 (tức một cổ phiếu PGBank đổi được 0,9 cổ phiếu CTG của VietinBank).
Tuy nhiên, sau khi xem xét, NHNN đã yêu cầu VietinBank thực hiện việc rà soát, cập nhật lại kết quả định giá cổ phiếu PGBank, tính toán và đàm phán lại về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu. NHNN, ngoài cương vị quản lý hoạt động ngân hàng, còn đang là cổ đông lớn nhất của VietinBank với tỷ lệ sở hữu 64,46%.
"Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng là không lùi bước, không đi ngược lại sự ủy quyền và phê duyệt của cổ đông", lời khẳng định của ông Bùi Ngọc Bảo tại Đại hội đồng cổ đông PGBank là tín hiệu cho thấy, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu đang thay đổi theo chiều hướng bất lợi hơn cho PGBank so với phương án 1:0,9 ban đầu.
Thời điểm năm 2015, khi PGBank ký kết hồ sơ sáp nhập với VietinBank, cũng là thời điểm mà NHNN đang thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015 với triết lý chung là tránh đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Công thức chung được sử dụng là sáp nhập các ngân hàng nhỏ, yếu vào các ngân hàng lớn hơn, mạnh hơn.
Habubank – SHB, Mekong Bank – Maritime Bank, Southern Bank – Sacombank, MHB – BIDV là những cặp đôi sáp nhập điển hình có thể kể đến trong giai đoạn này.
Trong thông cáo phát đi về lễ ký kết hồ sơ sáp nhập PGBank năm 2015, VietinBank nêu rõ: "Với vai trò là ngân hàng thương mại (NHTM) hàng đầu, giữ vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, VietinBank xác định là ngân hàng tiên phong trong việc thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. VietinBank đã, đang và sẽ hỗ trợ hết sức, hiệu quả cho các NHTM nhằm nâng cao năng lực tài chính, uy tín, thương hiệu và đảm bảo quyền lợi của cổ đông, khách hàng sau quá trình tái cơ cấu, góp phần ổn định hệ thống NHTM trong nước.
Trong đó, giao dịch sáp nhập PG Bank vào VietinBank được xem như một trong những giao dịch điển hình của quá trình triển khai Đề án 254 về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, thể hiện quyết tâm cao của VietinBank trong việc thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ, NHNN nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế -xã hội".
Qua nội dung thông cáo trên, rất dễ để thấy, thương vụ sáp nhập PGBank – VietinBank mang đậm dấu ấn chính sách, dù cơ sở sáp nhập là tự nguyện.
Tuy nhiên đến nay, Đề án 254 đã kết thúc sứ mệnh, chính sách tái cơ cấu ngân hàng cũng đã có sự thay đổi căn bản.
Tháng 4/2016, NHNN có người đứng đầu mới. Khác với người tiền nhiệm, triết lý tái cơ cấu ngân hàng của Thống đốc Lê Minh Hưng tập trung mạnh vào xử lý thực chất nợ xấu, thay vì sáp nhập ngân hàng, bởi kết thúc giai đoạn tái cơ cấu 2011 - 2015, hệ thống đã cơ bản tránh được nguy cơ đổ vỡ. Triết lý mới này được thể hiện rất rõ qua Nghị quyết xử lý nợ xấu vừa chính thức được Quốc hội thông qua.
Thay đổi chính sách, ý nghĩa ban đầu của thương vụ PGBank – VietinBank cũng mất đi. Thế nên, việc VietinBank không còn nhiều mặn mà với PGBank là điều dễ hiểu, nhất là khi PGBank chưa hẳn đã là "bạn đời" phù hợp với VietinBank.
Cũng giống như các trường hợp sáp nhập trong ngành trước đây, PGBank cũng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.
Cụ thể, tính đến hết ngày 31/3/2017, nợ xấu nội bảng của PGBank là 466 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu 2,55%. Tuy nhiên, nếu tính thêm cả 1.779 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC, tổng nợ xấu sẽ là 2.246 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu lên tới 10,9%. Đó là chưa kể đến các khoản nợ xấu tiềm ẩn, nợ xấu được cơ cấu lại.
Ngoài điểm trừ về nợ xấu, một điểm trừ khác cũng khiến VietinBank ít hứng thú với PGBank, đó là quy mô của ngân hàng này.
PGBank là ngân hàng có vốn điều lệ ở mức tối thiểu theo quy định (3.000 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu cũng chỉ 3.547 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 18.295 tỷ đồng tính đến hết quý I/2017.
Cùng thời điểm đó, vốn điều lệ của VietinBank là 37.234 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 58.463 tỷ đồng, dư nợ tín dụng lên tới 697.742 tỷ đồng.
Để tăng thêm 3.547 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, tăng thêm 18.295 tỷ đồng dư nợ tín dụng, kể cả tăng thêm 16 chi nhánh (số chi nhánh hiện nay của PGBank), VietinBank thậm chí còn mất chưa đầy 6 tháng. Rõ ràng, sáp nhập PGBank gần như không tạo ra thay đổi đáng kể cho VietinBank, chưa kể ngân hàng này còn phải đứng ra gánh nợ xấu cho PGBank.
Những "điểm trừ" trên cũng chính là lý do mà NHNN - trên cương vị là cổ đông lớn nhất sở hữu 64,46% cổ phần VietinBank, trong bối cảnh chính sách tái cơ cấu ngân hàng đã thay đổi - yêu cầu VietinBank đánh giá lại tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa 2 ngân hàng.
Điều "cay đắng" với ban lãnh đạo PGBank không chỉ nằm ở việc đã 3 năm nay kể từ khi ký kết, ngân hàng này phải giữ nguyên quy mô, không đầu tư công nghệ thông tin, xử lý nợ xấu gặp vướng mắc do đang trong thời gian chờ sáp nhập, mà còn "cay đắng" khi ngồi đàm phán lại với VietinBank, bởi cổ đông PGBank khó lòng chấp nhận tỷ lệ hoán đổi thấp hơn phương án 1:0,9 ban đầu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.