'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (Vietinbank Securities, HoSE CTS) đã thông qua nghị quyết về việc phê duyệt việc thực hiện vay vốn ngắn hạn tại Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (HoSE: SIP) tối đa 2.500 tỷ đồng (bao gồm các khoản vay đang còn dư nợ).
Trước đó vào tháng 11/2023, CTS cũng thông qua nghị quyết tương tự về việc vay vốn tại SIP với hạn mức tối đa 2.000 tỷ đồng (bao gồm các khoản vay đang còn dư nợ).
Không chỉ CTS, theo báo cáo tài chính của SIP, doanh nghiệp này cũng đang cho Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) vay ngắn hạn hơn 711 tỷ đồng, cho Công ty cổ phần Chứng khoán Cao Su vay 2,86 tỷ đồng ở thời điểm cuối tháng 9/2023.
Trong đó, SIP đã trích lập dự phòng cho toàn bộ khoản vay của Chứng khoán Cao Su. Ở thời điểm đầu năm, báo cáo tài chính còn thể hiện khoản cho vay ngắn hạn hơn 1.797 tỷ đồng mà SIP phải thu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô Thị An Lộc.
Có thể thấy, SIP đã và đang là chủ nợ khá lớn của nhiều công ty, bao gồm các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, bản thân SIP lại đang “ôm” 1 “cục nợ” khá lớn không hề kém cạnh. Theo đó, tổng nợ phải trả của SIP tính đến cuối quý III/2023 là hơn 16.459 tỷ đồng, tăng 7,2% so với thời điểm đầu năm.
Trong đó, chiếm phần lớn là doanh thu chưa thực hiện dài hạn hơn 11.232 tỷ đồng. Được biết, đây là khoản tiền trả trước của khách hàng cho các dự án của SIP và sẽ được ghi nhận thành doanh thu khi SIP tiến hành bàn giao cho khách hàng.
Về nợ vay, SIP hiện đang ghi nhận hơn 1.200 tỷ đồng nợ vay tài chính, bao gồm 1.158 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 104 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Trong đó, chủ nợ lớn nhất của SIP là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với dư nợ lên tới hơn 800 tỷ đồng. Theo sau là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) với dư nợ hơn 430 tỷ đồng.
Với dư nợ không nhỏ, không ít nhà đầu tư khá bất ngờ khi SIP vẫn đủ lực cho vay ngược các đơn vị khác. Tuy nhiên, nhìn vào báo cáo tài chính của SIP, dễ dàng thấy doanh nghiệp này đang ghi nhận một khoản tiền nhàn rỗi có giá trị gấp nhiều lần nợ vay.
Cụ thể, khoản tiền và tương đương tiền của SIP tính đến cuối quý III/2023 đạt hơn 401 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm chứng khoán kinh doanh, tiền gửi có kỳ hạn đạt giá trị hơn 3.213 tỷ đồng.
Được biết, SIP được thành lập năm 2007 bởi nhóm cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR), Công ty Cổ phần Cao su Phước Hoà (HoSE: PHR), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cao su và các cá nhân khác. Vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng. Sau nhiều lần mở rộng quy mô hoạt động, vốn điều lệ của SIP đã tăng lên mức hơn 1.818 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh chính của SIP là phát triển và xây dựng các khu công nghiệp (KCN), khu dân cư và trung tâm thương mại, cung cấp các tiện ích tiêu chuẩn cao, môi trường sản xuất và sinh hoạt hiện đại với chất lượng dịch vụ tốt nhất nhằm giúp các nhà đầu tư tối đa hóa năng lực sản xuất.
SIP hiện đang quản lý 4 KCN tại miền Nam bao gồm: KCN - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông (Tây Ninh, 2.838ha); KCN Đông Nam (Củ Chi, 342ha); KCN Lê Minh Xuân 3 (Bình Chánh, 330ha) và KCN Lộc An - Bình Sơn (Đồng Nai, 500ha)
Về tình hình kinh doanh, quý III/2023, SIP ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.704 tỷ đồng, tăng 13% so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2022. Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh 39%, đạt hơn 53 tỷ đồng. Bù lại, SIP ghi nhận khoản lãi hơn 22 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, tăng trưởng 53%.
Chốt quý, SIP báo lãi sau thuế hơn 203 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của SIP lần lượt đạt 4.762 tỷ đồng và 663,5 tỷ đồng, tương đương tăng 4% và giảm 5%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.