Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong buổi làm việc, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, phương án tái cấu trúc và các kịch bản tương ứng để đánh giá mức độ phục hồi của Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn, trong bối cảnh doanh nghiệp dầu này liên tục thua lỗ, ảnh hưởng tới sản lượng sản xuất xăng dầu.
"Lọc hoá dầu Nghi Sơn phải nghiêm túc đánh giá các yếu tố tác động gây lỗ kéo dài thời gian qua, từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung cho việc đổi mới quản trị gắn với đảm bảo sản xuất và cung ứng xăng dầu phục vụ thị trường Việt Nam theo đúng cam kết của dự án", ông Hồ Sỹ Hùng nhấn mạnh.
Được biết, Lọc hoá dầu Nghi Sơn thành lập vào tháng 4/2008, là công ty liên doanh giữa 4 thành viên, bao gồm PVN, Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPE), Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản (IKC) và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI). Mặc dù là nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam, chính thức đi vào vận hành thương mại từ cuối năm 2018, song tỷ lệ sở hữu của PVN tại doanh nghiệp này chỉ ở mức 25,1% vốn.
Về nguyên nhân thua lỗ kéo dài, đại diện Lọc hoá dầu Nghi Sơn cho biết, nhà máy đi vào vận hành thương mại trong bối cảnh thế giới có xu thế dịch chuyển nguồn năng lượng mạnh mẽ, sự phát triển của năng lượng tái tạo và việc thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện đã khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sụt giảm. Đồng thời, thị trường diễn biến bất lợi, biên lợi nhuận chế biến của ngành lọc dầu giảm mạnh và đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid-19.
Trước những khó khăn bủa vây, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chi phí tài chính tăng cao, cùng với việc bù đắp chi phí cho thời gian chậm tiến độ (khoảng 17 tháng) cũng là một nguyên nhân gây lỗ của Lọc hoá dầu Nghi Sơn.
Chưa dừng lại ở các nguyên nhân khách quan nêu trên, CMSC và PVN đánh giá rằng công tác quản trị, nhân sự của nhà máy trước và nay còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, việc tái cấu trúc tổng thể Lọc hoá dầu Nghi Sơn là nhu cầu cần thiết và cấp bách, trước mắt là cải thiện công tác quản lý, quản trị nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm tối thiểu chi phí sản xuất.
Cụ thể, theo các lãnh đạo CMSC và PVN, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là các bên góp vốn khẩn trương thống nhất chủ trương, nguyên tắc xây dựng phương án tái cấu trúc tổng thể nhà máy, đồng thời nhanh chóng thực hiện các giải pháp sơ bộ đã được thống nhất làm cơ sở triển khai các giải pháp dài hạn.
Trong quá trình tổ chức thực hiện cần tôn trọng ý kiến, giải pháp của PVN và đảm bảo phù hợp quy định pháp luật, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với các điều kiện của cơ quan quản lý nhà nước.
“CMSC sẽ sát sao chỉ đạo, đồng hành cùng PVN triển khai các giải pháp quyết liệt đối với Lọc hoá dầu Nghi Sơn trên cơ sở xác định phải có dấu hiệu phục hồi doanh nghiệp và hiệu quả”, ông Hồ Sỹ Hùng cho biết.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.