Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trả lời báo chí, ông cho rằng trong mấy năm vừa qua, sẽ thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư công, năm nào đầu tư công tăng, năm đó tăng trưởng kinh tế cao và ngược lại.
Chẳng hạn, năm 2016, tại Kỳ họp Quốc hội thứ 2, Chính phủ báo cáo GDP trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 5,93%, nhưng cuối cùng tăng 6,21% - đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 đến năm 2014 nhờ quý IV tăng 6,68%.
"Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý IV/2016 cao tất nhiên có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, quan trọng nhất là tăng được tổng đầu tư toàn xã hội, đưa mức đầu tư toàn xã hội năm 2016 tương đương 33% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 31% GDP và cao hơn mức dự báo là 32,5% GDP", ông nói.
Vị đại biểu doanh nhân này cũng cho rằng khi Nhà nước tăng đầu tư công thì đây sẽ là đòn bẩy, là đầu tàu kéo khu vực kinh tế khác đầu tư làm tăng tổng đầu tư toàn xã hội và tốc độ tăng trưởng cũng tăng theo.
Chẳng hạn, năm 2016, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tính đạt 1.485.100 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015, trong đó, vốn của khu vực nhà nước chiếm 37,6%. Nguồn vốn này tăng, kéo theo vốn khu vực ngoài nhà nước (chiếm 39%) tăng 9,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (chiếm 23,4%) tăng 9,4%. "Đây là đòn bẩy giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,21%", ông phân tích.
Về vấn đề vốn đầu tư công giải ngân chậm, ông Dũng cho biết tính đến ngày 30/4/2017, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giải ngân mới đạt 19,2% kế hoạch. Hiện mới chỉ giải ngân được khoảng 5.000/12.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ năm 2016 chuyển sang; chưa giải ngân được đồng vốn trái phiếu chính phủ nào của kế hoạch năm 2017 (50.000 tỷ đồng), do chưa thông qua được danh mục và mức vốn cho từng dự án.
Liên quan đến câu chuyện vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông, là lĩnh vực mà Tasco đang đầu tư nhiều dự án lớn, ông Dũng cho rằng đầu tư vào hạ tầng phải theo nguyên tắc "mỡ nó rán nó".
Theo đó, Nhà nước đầu tư hoặc cùng với doanh nghiệp đầu tư theo cơ chế đối tác công - tư vào hạ tầng giao thông, sau đó thu phí hoặc tổ chức đấu giá có thời hạn để doanh nghiệp tiến hành thu phí hạ tầng giao thông, lấy tiền đầu tư vào dự án khác.
Hiện nay, chúng ta vay vốn ODA, vay trong nước (phát hành trái phiếu chính phủ) đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhưng không thu phí vì không muốn người dân phải trả tiền, thực ra cuối cùng thì người dân vẫn phải trả, vì nợ vay ODA, vay trái phiếu chính phủ cuối cùng người dân vẫn phải trả.
"Tôi cho rằng, không thu phí cầu, đường sử dụng từ nguồn vốn nhà nước là thiếu công bằng, vì người không sử dụng, cũng phải gián tiếp nộp phí thông qua tiền thuế của họ, còn Nhà nước thì không có tiền để đầu tư vào công trình, dự án khác", ông nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.