'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tăng đầu tư tài chính
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, Petrolimex có xu hướng tăng đầu tư tài chính, cả ngắn hạn và dài hạn.
Theo đó, đầu tư tài chính ngắn hạn của Petrolimex có số dư tại thời điểm ngày 31/12/2019 là hơn 5.397,3 tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm. Phần lớn số tiền này là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Ngoài ra, Petrolimex còn có hơn 5,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, kinh doanh tính theo giá gốc, với giá trị trích lập dự phòng cho đầu tư chứng khoán là hơn 2,3 tỷ đồng.
Trong khi đó, giá trị đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12/2019 là 3.903,3 tỷ đồng, tăng 25,2% so với thời điểm đầu năm 2019. Đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết chiếm phần lớn trong đầu tư tài chính dài hạn, với giá trị 2.907,3 tỷ đồng. Tiếp đó là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (chủ yếu là tiền gửi ngân hàng), với giá trị 800 tỷ đồng. Các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác có giá trị không lớn so với tổng đầu tư tài chính dài hạn, với 303,7 tỷ đồng.
Các khoản đầu tư lớn nhất vào công ty liên doanh, liên kết có thể kể đến như khoản góp 40,57% vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (1.552,6 tỷ đồng), khoản góp 40,59% vốn tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (631 tỷ đồng), khoản góp 35% vốn tại Công ty TNHH Castrol BP Petco (405,6 tỷ đồng)…
Tổng tiền đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết tuy có giá trị lớn, nhưng mức trích lập dự phòng không nhiều. Cụ thể, chỉ có 2 khoản phải trích lập là các khoản đầu tư tại Công ty cổ phần Vườn Mekong (đầu tư 9,9 tỷ đồng, trích lập 395 triệu đồng) và tại Công ty cổ phần Sửa chữa ô tô Việt Nam (đầu tư 1,8 tỷ đồng, trích lập 415 triệu đồng).
Rủi ro nằm ở đầu tư vào đơn vị khác
Nhìn vào danh mục các khoản đầu tư của Petrolimex, có thể thấy, các khoản đầu tư vào đơn vị khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng đầu tư tài chính dài hạn, nhưng đây là đầu mối chính của các rủi ro trong đầu tư tài chính của Petrolimex. Cụ thể, tổng đầu tư vào đơn vị khác chỉ có 303,7 tỷ đồng, nhưng con số phải trích dự phòng lên tới 106,9 tỷ đồng, chiếm phần lớn số trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn.
Rủi ro lớn nhất nằm ở khoản đầu tư tại Công ty cổ phần An Phú, khi tổng vốn đầu tư của Petrolimex tại công ty này là 110,7 tỷ đồng, nhưng con số phải trích lập dự phòng lên đến 96,9 tỷ đồng, cho dù số trích lập đối với Công ty cổ phần An Phú đã giảm hơn so với số liệu của các kỳ báo cáo trước đó có kiểm toán.
Cụ thể, vào thời điểm cuối năm 2018 và giữa năm 2019, tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên kiểm toán 2019, Petrolimex đã phải trích lập số tiền 105,6 tỷ đồng đối với khoản đầu tư này. Trong khi đó, khoản đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu có giá trị phải trích lập là gần 6 tỷ đồng trên tổng vốn đầu tư gốc là 49,9 tỷ đồng.
Về giải pháp đối với các khoản đầu tư tài chính, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết, Tập đoàn sẽ thành lập một ban chuyên nghiên cứu, đánh giá các khoản đầu tư chưa hiệu quả và tìm kiếm đối tác để tái cấu trúc, chuyển nhượng các khoản đầu tư này, nhằm giảm thiểu rủi ro và tập trung vốn cho kinh doanh xăng dầu.
Petrolimex có 7 khoản đầu tư trực tiếp vào đơn vị khác, gồm Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu dịch vụ đầu tư Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vân Phong, Công ty cổ phần Vật tư Xăng dầu Bình Thuận, Công ty cổ phần An Phú và Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và Chất đốt Đồng Nai. Ngoài ra, Petrolimex cũng có một số khoản đầu tư vào đơn vị khác tại các công ty con.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.