Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Một ngày hè mát mẻ tại trung tâm mua sắm Shibuya của Tokyo, cô Naoko Otsuka - một bà nội trợ Nhật sành ăn - không ngần ngại bỏ ra 23 USD (khoảng hơn 500 nghìn đồng) để mua 6 thanh sô-cô-la mang thương hiệu Marou, với tổng trọng lượng chỉ khoảng 150 gram.
Giá đắt vẫn chuộng
Hãng tin Bloomberg mô tả, Naoko Otsuka biết rằng giá của loại sô-cô-la đó là cao, nhưng cô đã ăn nó nhiều lần và chất lượng hoàn toàn xứng đáng với giá cả.
Đối với cô, loại sô-cô-la Marou này không chỉ đơn giản là một thứ ăn vặt, mà chất lượng của nó đã vươn đến tầm tinh hoa.
Cô mua tận 6 loại sô-cô-la Marou khác nhau, được sản xuất từ các loại cacao có nguồn gốc từ nhiều khu vực tại Việt Nam, để có thể cảm nhận rõ ràng hơn sự khác biệt. Cũng theo Otsuka, trước khi biết đến loại sô-cô-la Việt Nam này, cô chưa từng biết rằng sô-cô-la lại có thể có những vị khác nhau nhờ loại hạt cacao sản xuất ra chúng được trồng ở các khu vực riêng biệt.
Loại sô-cô-la Việt Nam mà cô Otsuka mua, nếu tính ra cân, sẽ có giá 17.500 Yên (gần 3,6 triệu đồng Việt Nam), tức là đắt gấp 8 lần các loại sô-cô-la thông thường do các công ty Nhật sản xuất. Giá cao như vậy, nhưng lượng tiêu thụ vẫn tăng không ngừng.
Otsuka cho biết cô đặc biệt thích hương vị của sô-cô-la Marou, và cô mua nó để cho cả gia đình cùng thưởng thức: "Tôi thích ăn sô-cô-la với hàm lượng cacao cao bởi nó tốt cho sức khỏe. Cả chồng và con trai tôi cũng ăn. Sô-cô-la sẽ giúp tinh thần sảng khoái sau nhiều giờ làm việc căng thẳng".
Chính những người tiêu dùng như Otsuka đang giúp tên tuổi Marou vươn lên tại một thị trường tiêu dùng nổi tiếng khó tính. Từ khi vào Nhật cách đây 3 năm, doanh số bán hàng của Marou đã liên tục tăng gấp đôi sau mỗi năm.
Marou là thương hiệu sô-cô-la với nguyên liệu hoàn toàn từ Việt Nam, do hai doanh nhân Pháp đầu tư sản xuất. Công ty Marou Faiseurs de Chocolat chỉ sản xuất duy nhất sô-cô-la "bean to bar", bao gồm toàn bộ quy trình từ khâu xử lý hạt cacao đến khi xuất xưởng.
Marou đặt tên 5 loại thanh sôcôla của hãng từ 5 tỉnh cung cấp nguồn hạt cacao là Tiền Giang, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bến Tre.
Theo Bloomberg, sự tăng trưởng ấn tượng của Marou minh chứng cho việc người tiêu dùng ngày một yêu cầu cao hơn về xuất xứ sản phẩm, theo nhận xét của chuyên gia về thị trường bán lẻ tại tập đoàn Marex Spectron tại London, ông Jonathan Parkman.
Tiềm năng châu Á
Theo số liệu của Tổ chức Ca cao Thế giới (ICO), những thập kỷ gần đây, phần lớn các nhà sản xuất và kinh doanh sô-cô-la trên thế giới đều sử dụng hạt cacao thuộc nhóm Forastero, có phẩm chất bình thường nhưng cây nguyên liệu lại dễ mọc, sống khỏe.
Thế nhưng những năm trở lại đây, theo khẳng định của một chuyên gia thực phẩm thuộc tổ chức Euromonitor, ông Jack Skelly, xu thế tiêu dùng của nhiều người dân nước giàu trên thế giới đã thay đổi chóng mặt. Họ sẵn sàng bỏ tiền mua những sản phẩm sô-cô-la giá cao, miễn là nó có phẩm chất và hương vị thực sự đặc biệt.
Chủ tịch công ty sô-cô-la Guittard tại California (Mỹ), ông David Parkman, cũng chia sẻ quan điểm trên: "Phần đông người tiêu dùng mới chỉ biết đến loại sô-cô-la có một hương vị duy nhất, và đến tận bây giờ nhiều người trong số họ mới hiểu rằng có nhiều loại sô-cô-la mang hương vị khác nhau, nhờ nguyên liệu cacao đến từ những vùng đất khác nhau."
Bloomber cho biết, trong năm 2015, giá cacao trên thị trường New York tăng 10%, sau khi đã tăng 38% trong 3 năm trước đó. Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cacao giao kỳ hạn tháng 7 trên thị trường New York đóng cửa ở mức 2.924 USD/tấn.
Ông Parkman dự báo nhu cầu đối với cacao sẽ tăng trưởng trung bình 3% trong nhiều năm tới, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tại châu Á sẽ tăng mạnh. Lượng tiêu thụ cacao bình quân đầu người tại châu Á vẫn còn quá thấp so với mức chung của toàn cầu, chính vì vậy, các nhà kinh doanh sô-cô-la có nhiều cơ hội phát triển.
Tại Nhật, trong khi dân số không ngừng giảm thì doanh thu từ bán lẻ sô-cô-la vẫn tăng 7%, lên 405 tỷ Yên - tương đương 3,7 tỷ USD - trong năm 2015, theo số liệu của Euromonitor. Đối với người Nhật, sô-cô-la là một loại đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.