Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trích lập dự phòng 100% cho những khoản nợ lớn nhất
Theo báo cáo tài chính bán niên soát sét 2016 của Công ty cổ phần Chứng khoán Liên Việt (LVS), tính đến hết quý II/2016, lỗ lũy kế của LVS lên tới 38 tỷ đồng. Nguyên nhân chính gây ra khoản lỗ này là do việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi tính đến cuối quý II/2016 đã lên tới 35,4 tỷ đồng và đã được trích lập hơn 23 tỷ đồng.
LVS lỗ lũy kế hơn 38 tỷ đồng tính đến hết quý II/2016. Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2016 của LVS
Tuy nhiên, phần lớn những khoản nợ khó đòi trên đều tới từ những cá nhân, công ty có liên quan tới Tập đoàn Him Lam của vị Chủ tịch Dương Công Minh.
Theo báo cáo tài chính, LVS trích lập toàn bộ 12,5 tỷ đồng khoản nợ đối với ông Dương Minh Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Sài Gòn (SDI), một đơn vị thuộc Tập đoàn Him Lam. SDI được biết đến với dự án tổ hợp sân golf, khách sạn, nhà ở Saigon Golf, Country Club and Residences (SGCCR) tại phường An Phú, Quận 2, TP. HCM có tổng đầu tư trên 5.000 tỷ đồng.
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi tính đến cuối quý II/2016 của LVS lên tới 35,4 tỷ đồng. Hầu hết ác khoản nợ xấu của LVS đều liên quan tới Tập đoàn Him Lam. Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2016 của LVS
Khoản nợ đối với Công ty cổ phần Him Lam Thủ Đô, có nguồn gốc từ năm 2012, đã được LVS trích lập dự phòng toàn bộ trong 6 tháng đầu năm 2016 với giá trị 10,5 tỷ đồng. Him Lam Thủ Đô đang là chủ đầu tư dự án khu nhà ở tại 96-96B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Báo cáo còn cho thấy LVS đang ghi khoản nợ khó đòi 9,1 tỷ đồng với Công ty cổ phần Him Lam Hải Phòng, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Him Lam Hùng Vương với tổng diện tích 15 ha tại Hải Phòng; và 137 triệu đồng đối với Công ty TNHH Khải Hưng, nơi Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPB) Nguyễn Đức Cử đang làm Giám đốc.
Ngoài ra, LVS đã phải trích lập dự phòng toàn bộ khoản tiền tạm ứng gần 2 tỷ đồng đối với ông Huỳnh Ngọc Huy - tân thành viên HĐQT Ngân hàng Liên Việt (LPB) và cũng là cựu Chủ tịch HĐQT LVS (giai đoạn 10/2010 – 6/2013).
Theo chế độ kế toán hiện hành, một khoản phải thu sẽ phải trích lập 100% khi quá hạn 3 năm. Khoản tạm ứng của ông Huy đối với LVS nhiều khả năng xuất hiện từ trước tháng 6/2013, thời điểm ông Huy vẫn còn đương chức Chủ tịch HĐQT.
"Gia đình" LienViet: bàn đạp cho "chính chủ" Him Lam
Từ một công ty kinh doanh địa ốc thành lập năm 1994, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Him Lam đã trở thành một tập đoàn kinh tế đầu tư đa ngành với vốn điều lệ khủng lên đến 6.500 tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý nhất là việc góp vốn thành lập Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - LPB), không chỉ đánh dấu một bước tiến lớn của Him Lam mà còn giúp cho tập đoàn này được tài trợ hàng ngàn tỷ đồng vốn rẻ. Him Lam đã thay thế Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VietnamPost) trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank với tỷ lệ sở hữu gần 15%. Chủ tịch HĐQT Him Lam cũng đang là Chủ tịch HĐQT của LPB.
Bên cạnh ngân hàng, Him Lam vươn sang lĩnh vực tài chính thông qua sở hữu Công ty cổ phần Chứng khoán Liên Việt (LVS). LVS được thành lập vào đầu năm 2009 với tên giao dịch ban đầu là Công ty cổ phần Chứng khoán Viettranimex, vốn điều lệ 125 tỷ đồng. Sau khi nhận chuyển giao phần lớn vốn từ các cổ đông sáng lập vào năm 2010, Chứng khoán Viettranimex đổi tên thành Công ty cổ phần Chứng khoán Liên Việt (LVS).
Quan hệ trong "đại gia đình" Liên Việt khá phức tạp khi LienVietPostBank (LPB) đang đầu tư tại Chứng khoán Liên Việt với tỷ lệ nắm giữ 11% vốn điều lệ của công ty này và Công ty cổ phần Him Lam năm giữ tỷ lệ 79%. Năm 2012, LPB cho Liên Việt vay 583,5 tỷ đồng dưới hình thức phát hành trái phiếu.
Mới đây, Him Lam đã góp thêm tổng cộng 125 tỷ đồng vào LVS, nâng phần vốn góp lên 223,75 tỷ đồng, tương đương tỉ lệ sở hữu 89,5% vốn điều lệ. Cổ đông LPB giảm tỉ lệ sở hữu xuống còn 5,5%.
Công ty cổ phần Tập đoàn Liên Việt có vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng, là một công ty nữa do chính do ông Dương Công Minh là người đại diện theo pháp luật và là Chủ tịch HĐQT. Trước đây công ty mang tên Liên Việt Holdings, cũng từng nắm giữ 4,8% vốn tại LienVietPostBank vào 30/06/2012 nhưng đến cuối năm này đã thoái vốn.
"Gia đình" LienViet có sự gắn bó hỗ trợ nhiều trong hoạt động của Him Lam. Có thể xem LienVietPostBank là bàn đạp trong chiến lược đầu tư của Him Lam khi tập đoàn này được LPB tài trợ nguồn vốn siêu khủng với giá rẻ.
Ma trận sở hữu chéo: Lỗ hổng lớn của thị trường tài chính
Một nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright về sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy hệ thống ngân hàng đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch.
Theo vòng luẩn quẩn này, dòng tiền cứ chảy lòng vòng giữa các ngân hàng, công ty với nhau rồi tuồn vào bất động sản, chứng khoán… Đến khi thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán sụt giảm mạnh và kéo dài cũng là lúc các công ty ủy thác đầu tư thua lỗ, tạo ra những khoản nợ xấu cho chính các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Đại án kinh tế gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) do Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB) chủ mưu khiến dư luận bàng hoàng vì một cá nhân có thể dễ dàng lũng đoạn cả một ngân hàng, thông qua hàng loạt công ty sân sau.
Và với nội dung được công bố trong cáo trạng có thể khẳng định, sau vụ án của Nguyễn Đức Kiên thì vụ Phạm Công Danh chính là một điển hình của việc sở hữu chéo, những "ma trận" sở hữu chéo, nhóm lợi ích khi hình thành chuỗi liên hệ giữa doanh nghiệp - nhà băng - doanh nghiệp với mắt xích liên kết là các đại gia, nhóm cổ đông chi phối.
Những trường hợp tương tự cũng xảy ra trước đó với ông Hà Văn Thắm khiến ngân hàng Ocean Bank bị thiệt hại nặng nề. Sự lình xình của Eximbank, Sacombank về nhân sự cấp cao là điển hình cho thấy, tình trạng sở hữu chéo của các nhóm lợi ích vẫn tồn tại ở nhiều ngân hàng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.