Sửa luật, lại phiền lòng vì lao động bất hợp pháp tại nước ngoài

Nguyễn Lê - 20/04/2020 20:51 (GMT+7)

Cho ý kiến sửa đổi dự án luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) chiều 20/4, nhiều ý kiến tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lo ngại về tình trạng người lao động Việt Nam hoạt động bất hợp pháp.

Theo Chính phủ, một trong những lý do cần sửa đổi là để điều chỉnh những vấn đề mới từ thực tế hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và quản lý vấn đề di cư, dịch chuyển lao động quốc tế, phát triển việc làm ngoài nước và bảo hộ quyền làm việc của công dân.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra dự án luật (Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho rằng, các nội dung, quy định sửa đổi, bổ sung của dự án luật chưa làm rõ được yêu cầu tạo thuận lợi, hỗ trợ, bảo vệ đối với người lao động (người lao động không rõ mình “được lợi gì”) mà thiên về việc “bảo vệ” đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, ngoài vấn đề thu nhập, hành xử của người lao động còn liên quan đến thể diện của Việt Nam với thế giới. Hàng ngày có không ít phản ánh về người lao động Việt Nam vi phạm pháp luật, gây rối ở nước ngoài, ảnh hưởng tới thể diện quốc gia

Bên cạnh quản lý nhà nước thì tiêu chuẩn của người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc cũng khiến một số vị uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quan tâm. Bởi, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu thì ngoài vấn đề thu nhập, hành xử của người lao động còn liên quan đến thể diện của Việt Nam với thế giới.

Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu lấy ví dụ, xuất khẩu lao động những năm qua đã tạo ra cán cân thanh toán quốc tế luôn luôn thặng dư cho Philippines.

Vì người lao động Phillipines có khả năng ngoại ngữ, khả năng chuyên môn và “nhập gia tùy tục” rất tốt. Mà những điểm mạnh đó, người lao động Philippines được học ngay ở trong nước.

Trong khi đó, hàng ngày có không ít phản ánh về người lao động Việt Nam vi phạm pháp luật, gây rối ở nước ngoài, ảnh hưởng tới thể diện quốc gia.

“Thực tế, có một số lượng lớn người Việt Nam ra nước ngoài lao động bất hợp pháp, nhất là đợt dịch covid-19 đang diễn ra, nhận thấy rất rõ điều này. Với thực tế này, cơ quan đại diện ngoại giao sao làm nổi công việc bảo hộ công dân”, ông Giàu quan ngại.

Theo chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu, cần phải thay đổi tư duy, đừng ở mãi vị thế một nước quá nghèo, phải ra đi bằng mọi cách mà cần nâng dần tiêu chuẩn, người nào phải đạt trình độ nhất định mới được ra nước ngoài làm việc.

Từ câu chuyện phát hiện nhiều lao động Việt Nam ra nước ngoài lao động bất hợp pháp qua đợt dịch Covid-19, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, không bỏ rơi những người lao động bất hợp pháp buộc phải trở về nước do dịch bệnh nghiêm trọng ở nước sở tại, nhưng khi hỗ trợ hồi hương cũng không nên được đối xử như các công dân bình thường khác.

Qua đại dịch này, việc sửa luật, theo ông Hiển cũng cần tính thêm về cơ chế bảo vệ, hỗ trợ người lao động Việt Nam tại nước ngoài.

Cùng với việc nhà nước từng thực hiện “chiến dịch giải cứu” 10.000 lao động ở Lybia thời điểm chiến tranh bùng nổ tại quốc gia đó, đợt dịch Covid-19 cho thấy, ngoài việc người lao động trước khi ra nước ngoài buộc phải ký quỹ như quy định thì còn cần phải đóng một quỹ nữa để trường hợp có biến cố xảy ra, nhà nước có nguồn quỹ để sử dụng, lo cho những người cần hỗ trợ, ông Hiển phân tích.

Nêu lại vụ việc 39 người Việt tử vong trong container nhập cảnh trái phép vào Anh trong năm 2019, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, ngân sách không thể gánh mãi những khoản chi phí tương tự.

Mới đây, Đại sứ Nhật Bản cũng phản ánh việc người lao động Việt hết hạn hợp đồng trốn ở lại làm việc chui gây khó khăn cho cơ quan quản lý sở tại, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông tin.

Lần sửa luật này, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đặc biệt quan tâm tới ngành nghề đưa lao động ra nước ngoài làm việc với định hướng hạn chế lao động giản đơn, chuyển sang ngành nghề có giá trị gia tăng cao hơn.

Tiếp thu các ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, mục tiêu đặt ra là duy trì 500.000 người lao động Việt Nam thường xuyên làm việc ở nước ngoài và về cơ bản tới nay đã đạt.

Theo Bộ trưởng, cơ bản người lao động được đào tạo, rèn luyện tác phong công nghiệp, tuy nhiên cũng còn nhiều điểm đáng chú ý như ý kiến tại phiên thảo luận.

Ông Dung cũng cho biết, số lao động bị trục xuất vừa qua vì kiểm soát Covid-19 thì đều là lao động bất hợp pháp chứ ko phải đi theo hợp đồng lao động.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.