Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtecons được thành lập năm 2003 (trước “người bà con xa” Ricons 1 năm), có tên cũ là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Địa ốc FDC và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng FDC (đổi tên năm 2017).
Newtecons được sáng lập bởi ông Nguyễn Bá Dương – cựu chủ tịch HĐQT của Coteccons (HoSE: CTD). Suốt một thời gian dài, Newtecons là cái tên đi theo Coteccons làm những công trình nhỏ và thường được giới thiệu chung với Unicons, Ricons, BM Windows, Boho Décor, Dcons, SMART… - những doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Coteccons Group.
Kể từ 2016, Newtecons có bước phát triển đột phá khi được cùng Coteccons tham gia thi công dự án Lanmark 81 – tòa nhà cao nhất Việt Nam và ghi nhận doanh thu 2.700 tỷ đồng (cao gấp 3 lần năm trước đó).
Bước ngoặt kế tiếp tới từ việc tháng 6/2018, ông Trần Kim Long (một “chiến tướng” của ông Nguyễn Bá Dương) được điều từ Unicons (công ty con của Coteccons) về Newtecons làm tổng giám đốc.
Chỉ nửa năm sau ngày ông Long tại vị, đầu năm 2019, Newtecons đổi tên thương hiệu và tuyên bố đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển mình của công ty. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại Coteccons lên cao, làm dấy lên những đồn đoán về việc Newtecons đang chuẩn bị cho kế hoạch “hậu Coteccons” – tương tự như cách Ricons đã làm.
Nhìn lại lịch sử, có thể nói 2016 - 2020 là thời kỳ đỉnh cao của Newtecons khi doanh thu vượt mốc nghìn tỷ và liên tục gia tăng qua các năm. Ngoại trừ năm 2018, đà tăng trưởng doanh thu có chững lại đôi chút, các năm còn lại, Newtecons đều có tốc độ đáng kể.
Cụ thể, doanh thu năm 2016 đạt 2.701 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 3.316 tỷ đồng, năm 2018 tăng tiếp lên 3.363 tỷ đồng, năm 2019 tăng mạnh lên 4.009 tỷ đồng và năm 2020 cán mốc 4.704 tỷ đồng. Như vậy, trong 5 năm, doanh thu của Newtecons tăng thêm 2.000 tỷ đồng, tương đương tăng 74%.
Cần nhớ rằng từ năm 2019 trở đi, nhiều doanh nghiệp xây dựng đã bước vào thời kỳ khó khăn, ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, lợi nhuận. 2020 lại là năm bùng phát dịch Covid-19, khiến ngành xây dựng – bất động sản lao đao. Nhìn vào bối cảnh đó để thấy thành tích tăng trưởng của Newtecons là rất đáng nể.
Mặc dù biên lãi gộp của Newtecons không cao (trung bình 5,5% giai đoạn 2016 -2020), song do quản lý chi phí tốt nên lợi nhuận sau thuế cũng rất khá, lần lượt là: 56 tỷ đồng, 120 tỷ đồng, 121 tỷ đồng, 146 tỷ đồng và 156 tỷ đồng. Như vậy, sau 5 năm, lợi nhuận sau thuế của Newtecons đã tăng gấp 3 lần.
Một điểm khá thú vị khi quan sát dòng tiền của Newtecons là doanh nghiệp này rất trung thành với nguyên tắc không vay nợ. Đây có lẽ là dấu ấn đậm nét nhất mà Coteccons của ông Nguyễn Bá Dương để lại ở Newtecons.
Cũng vì không vay nợ, lãnh đạo Newtecons trở nên rất “cẩn thận” với việc thu chi.
Hãy bắt đầu từ năm 2018, khi dòng tiền kinh doanh âm 38 tỷ đồng do tồn kho và các khoản chi khác cho hoạt động kinh doanh tăng mạnh. Trong bối cảnh đó, Newtecons vẫn đẩy mạnh chi mua sắm tài sản cố định, chi cho vay, mua công cụ nợ của các đơn vị khác. Điều này khiến lưu chuyển tiền thuần năm 2018 âm 103 tỷ đồng.
Kết quả không tốt này chắc hẳn đã tác động đáng kể đến lãnh đạo Newtecons. Hệ quả là trong năm 2019, công ty quyết định tăng vốn điều lệ từ 206 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng (tức tăng thêm 144 tỷ đồng) để có tiền hoạt động.
Có được nguồn tiền dồi dào từ tăng vốn, cộng thêm thực tế hoạt động kinh doanh tạo tiền rất tốt (+281 tỷ đồng), Newtecons bèn “phóng tay” đầu tư: chi cho vay, mua công cụ nợ của các đơn vị khác 121 tỷ đồng, góp vốn vào đơn vị khác 165 tỷ đồng….
Nhưng đến năm 2020, khi hoạt động kinh doanh không còn tạo tiền tốt như năm trước nữa (-63 tỷ đồng), Newtecons lập tức “rụt tay” về: giảm chi mua sắm tài sản (chỉ bằng 1/7 năm 2019), giảm chi cho vay, mua công cụ nợ của các đơn vị khác (chỉ bằng 1/6 năm 2019), thu hồi cho vay, bán công cụ nợ (thu về 230 tỷ đồng)… để giữ được lưu chuyển tiền thuần dương. Kết quả năm 2020, lưu chuyển tiền thuần dương 12,7 tỷ đồng.
Có thể thấy, từ sau cú “vấp chân” 2018, lãnh đạo Newtecons đã biết “liệu cơm gắp mắm”, không tham lam đầu tư như một số doanh nghiệp cùng lĩnh vực khác. Cách điều hành thận trọng này đã góp phần củng cố cho năng lực tài chính của công ty, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành xây dựng vẫn đang trong thời kỳ khó khăn chung.
Dù vậy, ở một góc độ nào đó, vẫn phải nói rằng việc dòng tiền kinh doanh âm trong các năm 2018 và 2020, xen lẫn một năm dương với giá trị lớn (2019) cho thấy sự phập phù nhất định trong hoạt động kinh doanh của Newtecons.
Trong tương lai, nếu muốn mở rộng đầu tư, lãnh đạo Newtecons chỉ còn 2 lựa chọn: một là tăng vốn (bao gồm cả mở đường cho khối ngoại vào) và hai là phá bỏ nguyên tắc không vay nợ. Điều này cũng như Coteccons, sau “thời đại Nguyễn Bá Dương”, đã bắt đầu vay mượn và còn dự kiến vay mượn hàng trăm tỷ đồng.
Bức tranh tài sản của Newtecons nhìn chung khá ổn. Tổng tài sản tăng đều đặn qua các năm với tốc độ tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2018, tổng tài sản đạt 1.441 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên 1.863 tỷ đồng, năm 2020 tăng mạnh lên 2.822 tỷ đồng. Như vậy trong vòng 3 năm, tổng tài sản đã tăng gấp đôi.
Cơ cấu tài sản đáng chú ý với sự gia tăng mạnh mẽ của các khoản phải thu ngắn hạn. Trong cùng giai đoạn nói trên, các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng từ 873 tỷ đồng lên 2.022 tỷ đồng, tức tăng gấp 2,3 lần.
Tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tài sản cũng tăng theo, lần lượt là: 60,5%, 64% và 71,6%. Đây là một tỷ lệ đáng quan ngại, dù xét cả yếu tố đặc thù của ngành xây dựng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của Newtecons (tất cả đều là nợ ngắn hạn) cũng tăng rất mạnh qua các năm: 1.025 tỷ đồng (2018), 1.226 tỷ đồng (2019) và 2.029 tỷ đồng (2020). Như vậy, nợ phải trả cũng tăng gấp đôi trong 3 năm qua.
Nợ phải trả là động lực chính làm tăng quy mô tài sản của công ty. Riêng năm 2020, nợ phải trả chiếm 72% tổng tài sản.
Tuy vậy, nhờ vốn chủ sở hữu khá dày dặn (do tăng vốn và lợi nhuận tích lũy), hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty ở mức “có thể chấp nhận được”, lần lượt các năm là: 2,4 lần, 1,9 lần và 2,5 lần.
So với các doanh nghiệp ưa dùng đòn bẩy cao như Hòa Bình (HoSE: HBC) hay Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC)… có thể thấy hệ số nợ của Newtecons không chỉ tương đối thấp mà còn “chất lượng” hơn khi không vay mượn. Đa phần nợ phải trả của công ty này là khoản “phải trả người bán ngắn hạn” – một dạng chiếm dụng vốn của đối tác.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.