Tâm sự của CEO công ty sản xuất drone HERA xuất Mỹ làm dậy sóng giới công nghệ

Thảo Lê - 25/10/2022 09:04 (GMT+7)

(VNF) - Ông Lương Việt Quốc, CEO RealTime Robotics Inc (RtR) là người Việt đầu tiên xuất khẩu máy bay không người lái (drone) sang Mỹ với giá cao ngất ngưởng. Ông cũng là người đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM nhằm mở nhà máy sản xuất drone tại Việt Nam. Ông Quốc đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance kinh nghiệm "xương máu" từ thất bại để đạt được thành quả lớn tại thị trường Mỹ.

VNF
Ông Lương Việt Quốc (áo thun đen) giới thiệu HERA giám đốc Công nghệ của Bộ Quốc phòng Mỹ

Cạnh tranh với nước ngoài bằng… rủi ro

Nhận thấy drone trở thành xu hướng phát triển chung trên thế giới, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, năm 2014, ông Lương Việt Quốc thành lập startup về drone tại San Francisco (Mỹ).

Năm 2017, Lương Việt Quốc mở thêm Công ty RealTime Robotics Inc (RtR) ở Việt Nam, trở thành người Việt đầu tiên được cấp phép sản xuất drone.

Tháng 8/2022, RtR hoàn tất hợp đồng đầu tiên xuất khẩu 3 chiếc drone HERA cho đối tác là đại học Michigan ở thị trường Mỹ, là nơi công nghệ cạnh tranh khốc liệt và khắt khe.

Sau đó, công ty đã ký được hợp đồng với một nhà phân phối lớn drone ở Mỹ và Canada. Đối tác RtR là công ty RMUS mua HERA để phân phối cho 2 thị trường là dầu khí (sẽ dùng phát hiện, dò tìm rò rĩ khí ga do Hera có OGI camera) và an toàn nơi công cộng (do Hera có mang cùng lúc camera màu và camera nhiệt, hệ thống thả vật dụng cứu hộ và có loa công suất lớn).

HERA cũng được mua để huấn luyện các lực lượng thực thi pháp luật ở California và Texas. Giá của HERA hiện tại là 25.000 - 30.000 USD/chiếc, cao hơn 20 - 30% so với thị trường chung, nhưng lại có được sự nhỏ gọn (bỏ vừa gọn ba lô đeo vai) cùng khả năng mang tải độc đáo.

RtR đã phát triển được đội ngũ kỹ sư người Việt, chịu trách nhiệm từ thiết kế thân máy bay đến vật liệu, điện tử, lập trình điều khiển… RtR có thể chủ động chế tạo mọi bộ phận và phần mềm của drone.

Nhìn lại chặng đường 7 năm startup với 3 lần đứng trước "lằn ranh sinh tử", đến độ suýt phải đóng cửa công ty, ông Quốc thấu cảm được vì sao có ít, thậm chí rất ít nhà đầu tư chọn đi cùng với đơn vị khởi nghiệp trong ngành công nghệ cao. Dù với xu hướng của toàn cầu thì sự thành công của các ngành công nghệ cao có thể mang lại lợi nhuận gấp cả trăm lần vốn đầu tư ban đầu.

Theo ông Lương Việt Quốc, nếu không cạnh tranh về giá với công xưởng thế giới là Trung Quốc, thì có thể tạo ra sự khác biệt để người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho giá trị đó. Tuy nhiên đây là con đường chông gai nhiều rủi ro. Không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới có ít người thực hiện vì khó và rất ít người thành công.

Ông kể, xem các chương trình trên truyền hình tại Việt Nam có thể thấy, nhà đầu tư, cụ thể là các shark vẫn thường hay hỏi các startup khách hàng là ai, có doanh thu chưa, có thị trường tiêu thụ chưa, dự kiến sắp tới sẽ thế nào… Trên thị trường gần như không có nhà đầu tư nào chấp nhận chi tiền cho dự án mà chưa biết nó sẽ như thế nào, ngắn hạn sau 2-3 năm nữa có thể có kết quả mà cũng có thể không có gì, còn nếu đầu tư dài hạn 5 - 10 năm mà chưa thể chắc có thành công hay không thì chẳng có đơn vị tài chính nào dám liều.

Bài toán càng khó, lợi nhuận càng cao

Trong ngành công nghệ nói chung, hay ngành công nghệ cao riêng, người khởi nghiệp cần có tầm nhìn, hiểu biết vừa đủ để biết mình có thể sáng tạo ra cái gì hay hơn thế giới. Chẳng hạn ngành drone chỉ là 1 phần nhỏ của công nghệ cao, nhưng drone cũng có hệ sinh thái, người tham gia phải đủ kiến thức để chọn chỉ sản xuất phần mềm, chỉ sản xuất động cơ, chỉ làm pin, chỉ làm chong chóng… chọn cái nào mình có lợi thế tạo nên sự khác biệt và đem lại doanh thu cao, lợi nhuận tốt.

Theo ông Lương Việt Quốc, đầu tư kinh doanh trong ngành công nghệ cao là giải những bài toán khó. Bài toán càng khó, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao.

Đáng chú ý ở đây, các startup công nghệ có tỉ lệ thất bại khá cao, con số thống kê tới 90- 95% trong năm đầu. Bởi lẽ các kỹ sư khi sáng tạo luôn nghĩ ra cái độc đáo, cảm thấy hào hứng và hưng phấn với các ý tưởng mà chưa quan tâm đến yếu tố người dùng có cần, có sẵn sàng móc ví trả tiền?

Ở chiều ngược lại, những người có đầu óc kinh doanh có thể nhìn thấy nhu cầu thị trường, nhìn ra cái người tiêu dùng đang cần, nhưng họ lại loay hoay không biết làm sao để thực hiện công nghệ cho nhu cầu này. Đây chính là thách thức trong đầu tư công nghệ, nhất là các ngành công nghệ cao càng hiếm và càng ít thành công.

Từ kinh nghiệm của RtR, ông Lương Việt Quốc cho rằng, để đầu tư cho công nghệ cao đạt hiệu quả, cần có sự kết hợp nhần nhuyễn giữa kiếm thức công nghệ của chuyên gia lĩnh vực với kiến thức kinh doanh của chuyên gia am hiểu thị trường, am hiểu cách kinh doanh, am hiểu người dùng. ‘Sáng tạo ra cái khác biệt, và cái khác biệt này chỉ được xem là thành công khi người dùng sẵn sàng chi tiền mua nó’, ông nói.

Ở góc độ khác, cần có nhà đầu tư đủ liều chấp nhận các rủi ro. Việc nhà đầu tư không kiên trì đi đường dài cũng là thách thức của giới công nghệ. Các startup bị ‘khô máu’, lâm vào giây phút cậm kề sinh tử, đối tác rút lui đột ngột, thiếu tiền thì người có tâm huyết với công nghệ cũng bị dồn vào đường cùng.

Trên thế giới gần như không có các chuyên gia công nghệ đủ am hiểu về kinh doanh, đủ vốn liếng để tự mình khởi nghiệp. Do đó luôn cần sự kết hợp để ‘đi cùng nhau’. Giai đoạn đầu của các dự án công nghệ khó tìm quỹ đầu tư. Nhà đầu tư lúc này thường là nhóm bạn bè, các mối quan hệ cá nhân, đầu tư công nghệ lúc này thực chất là đầu tư cho niềm tin và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Tuy nhiên, theo ông Lương Việt Quốc, có công nghệ, có đầu tư, có kế hoạch kinh doanh…mới chỉ là điều kiện cần cho startup khởi sự. Để giải tiếp bài toán, tiến đến thành công cho doanh nghiệp phải tính toán việc thực hiện kết quả nghiên cứu thế nào, xây dựng đội ngũ đủ mạnh, làm việc hiệu quả.

Từ kinh nghiệm RtR, ông Quốc nhìn ra, trở ngại lớn nhất trong phát triển đầu tư công nghệ ở Việt Nam, cũng như trên toàn cầu, là giai đoạn chuyển mình từ nghiên cứu sang sản xuất công nghiệp hàng loạt. Drone cũng vậy, mà sản xuất xe điện là ví dụ điển hình. Sản xuất số lượng lớn phải tính toán kiểm soát chất lượng.

Tính đến hiện tại, tổng vốn đầu tư của RtR khoảng 4 triệu USD. So với những thành tựu đã đạt được, thì đây là số vốn cực kỳ thấp. Để đạt được thành quả như RtR hiện tại ở thị trường Mỹ phải cần số vốn gấp 10 - 20 lần con số đó.

Hiện tại, RtR sản xuất từ vài trăm đến 1.000 drone/năm. Công ty đang hoàn thành thủ tục xây nhà xưởng trong Khu công nghệ cao TP.HCM vào cuối năm nay. Với nhà xưởng mới, Công ty sẽ tăng công suất sản xuất gấp 10 - 20 lần hiện nay.

Dự kiến năm 2023, khi cơ sở sản xuất và các thị trường dần vào guồng, lợi nhuận của RtR sẽ đạt ít nhất 10 triệu USD và tăng trưởng ít nhất 50%/năm. Sau thị trường Mỹ, RtR sẽ mở rộng sang nhiều thị trường quốc tế khác như châu Âu, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Độ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Công ty SHC: Đại gia cát ở Thái Bình bị cưỡng chế thuế 8,1 tỷ

Công ty SHC: Đại gia cát ở Thái Bình bị cưỡng chế thuế 8,1 tỷ

(VNF) - Công ty của Đại gia cát tại Thái Bình bị cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do chậm nộp thuế 8,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty SHC còn bị xử phạt do hành vi khai thác cát vượt công suất.

Tỷ phú Bill Gates dự tiệc sinh nhật tuổi 40 của Mark Zuckerberg

Tỷ phú Bill Gates dự tiệc sinh nhật tuổi 40 của Mark Zuckerberg

(VNF) - Nhà đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates đã xuất hiện trong bữa tiệc sinh nhật mừng tuổi 40 của CEO Meta Platforms, tỷ phú Mark Zuckerberg.

'Ông lớn' ngành điện PC1: Doanh thu nghìn tỷ, nợ nần tăng cao

'Ông lớn' ngành điện PC1: Doanh thu nghìn tỷ, nợ nần tăng cao

(VNF) - Mặc dù trúng thầu nhiều gói giá trị “khủng”, doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thế nhưng nợ vay của Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 hiện đã vượt qua vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.

Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo

Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo

(VNF) - TP. HCM cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở kỳ vọng sẽ gỡ vướng cho đất quy hoạch "treo" lâu nay.

Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục, Dow Jones lần đầu chạm mốc 40.000 điểm

Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục, Dow Jones lần đầu chạm mốc 40.000 điểm

(VNF) - Trong phiên giao dịch mới nhất ngày 16/5 tại thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đã lần đầu chạm mốc 40.000 điểm.

Austwood Quảng Trị cam kết lo đủ vốn làm Nhà máy viên gỗ nén 465 tỷ đồng

Austwood Quảng Trị cam kết lo đủ vốn làm Nhà máy viên gỗ nén 465 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Austwood Quảng Trị - nhà đầu tư đang làm thủ tục đầu tư dự án Nhà máy sản xuất viên gỗ nén năng lượng Austwood Quảng Trị với diện tích sử dụng đất hơn 10ha thuộc địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 465 tỷ đồng.

TP. HCM đấu giá gần 5.000 căn hộ tái định cư bỏ trống

TP. HCM đấu giá gần 5.000 căn hộ tái định cư bỏ trống

(VNF) - Ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, trên địa bàn TP đang có hơn 11.000 căn hộ, nền đất tái định cư đang bỏ trống, không có người ở. Trong đó có gần 9.000 căn hộ và hơn 2.000 nền đất.

Lộ diện tổ chức thế chân Tân Hoàng Minh 'hồi sinh' loạt dự án 'đất vàng'

Lộ diện tổ chức thế chân Tân Hoàng Minh 'hồi sinh' loạt dự án 'đất vàng'

(VNF) - Ramond Holdings vừa xuất hiện trên thị trường với tư cách nhà phát triển bất động sản với các dự án liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đáng chú ý, 3 cổ đông lớn của công ty gồm bà Phạm Thị Lan Phương và 2 người con của ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

BĐS Midland muốn đầu tư khu dân cư gần 1.400 tỷ tại Lạng Sơn

BĐS Midland muốn đầu tư khu dân cư gần 1.400 tỷ tại Lạng Sơn

(VNF) - Sau khi Lạng Sơn mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư Hồ Sơn 3 tại huyện Hữu Lũng, Công ty cổ phần Dịch vụ và đầu tư bất động sản Midland đã đăng ký làm dự án.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.