Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 13/8, hội đồng thẩm định cấp cơ sở 3 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã tổ chức hội nghị trực tuyến thẩm định hồ sơ đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 – vùng Thủ đô.
Tại cuộc họp, đại diện đơn vị tư vấn cho biết sau khi tiếp thu, chỉnh sửa một số nội dung thiết kế theo ý kiến của lãnh đạo 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 – vùng Thủ đô có tổng chiều dài tăng lên hơn 110km do bổ sung 9km tuyến nối từ điểm cuối tuyến đến QL18 và đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang trên địa phận tỉnh Bắc Ninh, với tổng mức đầu tư gần 90.400 tỷ đồng.
Dự án được chia thành 3 dự án thành phần độc lập, gồm: thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến với tổng chi phí khoảng 24.241 tỷ đồng; đầu tư xây dựng hệ thống đường song hành (đường gom) và tuyến nối Quốc lộ 18 với chi phí khoảng 8.255 tỷ đồng; đầu tư xây dựng đường cao tốc và tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long với hơn 57.900 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay).
Trong 3 dự án thành phần nêu trên, dự án thành phần 1 và 2 sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, dự án thành phần 3 sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Quy hoạch tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thống nhất cao với phương án đầu tư xây dựng dự án tuyến đường vành đai 4, nhất là đầu tư xây dựng đoạn nối từ cuối dự án dài khoảng 9km, theo hướng quy hoạch đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long đến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang trên địa phận tỉnh Bắc Ninh nhằm khép kín tuyến đường theo quy hoạch, phát huy hiệu quả của dự án.
Địa phương này kiến nghị hội đồng thẩm định xem xét bố trí đi dưới thấp đoạn đường bắt đầu từ địa phận huyện Thuận Thành đến Quốc lộ 38, đoạn đường còn lại trên địa bàn tỉnh đi trên cao; bổ sung thêm 2 nút giao hoa thị cho phù hợp với độ dài cả tuyến qua địa bàn tỉnh.
Bắc Ninh cũng kiến nghị cho triển khai thi công sớm đối với những địa phương tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng xong sớm. Đồng thời, đề xuất Chính phủ ban hành trái phiếu nhằm tạo điều kiện cho các địa phương tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp.
Kết luận hội nghị, hội đồng thẩm định thống nhất các nội dung chủ yếu, hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, đồng thời, yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo ý kiến thống nhất của các thành viên, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước đó, trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 5 vừa qua, UBND TP. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc thống nhất quan điểm việc đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô tại thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và cần tập trung nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện.
Cũng trong tờ trình, các địa phương cho biết theo quy hoạch được phê duyệt, tuyến đường vành đai 4 dài khoảng 98km đi qua địa phận TP. Hà Nội (56,5km), Hưng Yên (20,3km), Bắc Ninh (21,2km). Riêng 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Giang nằm ngoài phạm vi đầu tư xây dựng nhưng có vị trí tiếp giáp với điểm đầu và điểm cuối tuyến vành đai 4.
Lãnh đạo TP. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc kiến nghị Thủ tướng chấp thuận phương án đầu tư cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến, tương tự như phương án đường cao tốc trên cao vành đai 3 - Hà Nội đã xây dựng, khai thác.
Theo tính toán của các địa phương, nếu thực hiện đầu tư dự án theo phương án tuyến đi bằng, kinh phí xây dựng cần khoảng 105.000 tỷ đồng. Nếu triển khai làm cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến, kinh phí xây dựng khoảng 135.000 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ước tính khoảng 25.000 tỷ đồng (Hà Nội khoảng 16.000 tỷ đồng; Hưng Yên khoảng 3.500 tỷ đồng; Bắc Ninh khoảng 5.500 tỷ đồng).
Với mức kinh phí đầu tư xây dựng trên, việc đầu tư toàn bộ tuyến đường bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là khó khả thi và thời gian thực hiện sẽ kéo dài. Vì vậy, các địa phương đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trong đó, toàn bộ phần cao tốc đi trên cao sẽ thực hiện 100% bằng hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Cũng trong tờ trình, các địa phương kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP. Hà Nội chủ trì tổ chức triển khai nghiên cứu và đầu tư toàn bộ tuyến đường Vành đai 4 theo hình thức hỗn hợp gồm: đầu tư công và phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.