'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong tuần cuối cùng của quý II/2019, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chứng kiến phiên giao dịch thỏa thuận "khủng" (phiên 26/6) với tổng khối lượng lên đến 71,2 triệu đơn vị, tương đương 3,38% vốn điều lệ MB. Giá trị giao dịch theo đó lên đến 1.606 tỷ đồng.
Diễn biến này xảy ra ngay trước khi MB chính thức bắt đầu kế hoạch tăng vốn trong quý III và quý IV/2019 thông qua chào bán riêng lẻ mới 211,3 triệu cổ phiếu phổ thông cho các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời thực hiện chào bán 47 triệu cổ phiếu quỹ do MB nắm giữ cho các đối tác.
Theo phương án chào bán, giá chào bán là giá thỏa thuận trên cơ sở tham khảo giá thị trường nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách và mệnh giá cổ phiếu.
Mặc dù chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về đối tác cũng như mức giá chào bán riêng lẻ và chào bán cổ phiếu quỹ nhưng tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 diễn ra hồi cuối tháng 4/2019, Tổng giám đốc MB Lưu Trung Thái kỳ vọng giá bán sẽ từ 30.000 đồng/cổ phiếu trở lên, thậm chí có thể lên đến trên 40.000 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/7/2019, thị giá cổ phiếu MBB ở mức khoảng 21.000 đồng/cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn từ 50% đến 100% so với mức giá kỳ vọng mà Tổng giám đốc MB đưa ra.
Ở thời điểm hiện tại, có lẽ giá bán không phải là vấn đề đối với MB bởi cổ phiếu MBB hiện được giao dịch với mức P/E rất thấp, chỉ chưa đến 7 lần, trong khi P/E trượt 12 tháng bình quân ngành lên đến hơn 13 lần; cùng với đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến bình quân 5 năm tới (theo mục tiêu HĐQT đề ra) lên đến 20%/năm - cao bậc nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, giá bán lại đang là trở ngại với nhiều "ông lớn" ngân hàng.
Như trường hợp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hồi đầu năm, ngân hàng này đã phát hành thành công hơn 111 triệu cổ phiếu VCB cho 2 tổ chức là GIC và Mizuho, thu về 6.200 tỷ đồng. Giá phát hành là 55.800 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, sau gần 6 tháng, cổ phiếu VCB đã liên tiếp tăng giá và đạt mức 71.300 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 1/7. Mức giá này cao hơn mức giá phát hành cho GIC và Mizuho tới 28%.
Các ngân hàng quốc doanh nói chung và Vietcombank nói riêng từng gặp khó khăn trong việc đàm phán bán vốn do giá thị trường quá cao, trong khi nhà nước quy định giá bán vốn phải không thấp hơn thị giá, nếu không có thể bị quy là "làm thất thoát vốn nhà nước". Liệu GIC, Mizuho hay các đối tác tiềm năng khác có chấp nhập mức giá cao hơn mức giá phát hành riêng lẻ hồi đầu năm tới 28%?
Trường hợp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vướng mắc về giá. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức cuối tháng 4/2019, Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú chia sẻ rằng trải qua nhiều giai đoạn, năm 2018, ngân hàng đã xác định danh tính nhà đầu tư tiềm năng là tập đoàn tài chính Hana của Hàn Quốc.
Theo ông Tú, trong quá trình đàm phán và bán vốn, những thủ tục về cơ bản đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan tháo gỡ, tuy nhiên, giá kỳ vọng của đối tác và BIDV lại chưa gặp nhau. Bản thân ông Tú cũng không chắc bao giờ thương vụ bán vốn này sẽ thành công, vì còn phụ thuộc vào các yếu tố thị trường, yêu cầu kỹ thuật về thủ tục pháp lý và đặc biệt là giá kỳ vọng của 2 bên.
Thống kê cho thấy, khoảng 2 năm trở lại đây, cổ phiếu BID của BIDV đã bứt phá lên một nền giá mới, từ khoảng giá 15.000 - 20.000 đồng/cổ phiếu lên khoảng giá từ 30.000 - 40.000 đồng/cổ phiếu.
Khó khăn cũng đang bủa vây Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Ngân hàng này hiện không còn dư địa để tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ do tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã giảm xuống mức tối thiểu (65%), trong khi tỷ lệ an toàn vốn đã xuống mức tối thiểu. Phương án VietinBank đưa ra là không chia cổ tức tiền mặt để bảo toàn vốn chủ sở hữu, chờ đến năm 2021 khi các ngân hàng gốc quốc danh được phép giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống tối thiểu 51%.
VietinBank đã trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận, trong đó để ngỏ 2 khả năng: hoặc là chia cổ tức bằng cổ phiếu, hoặc là để lại toàn bộ lợi nhuận để tăng vốn điều lệ. Phương án này đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, tuy nhiên Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của VietinBank ghi rõ "Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho HĐQT VietinBank quyết định phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 sau khi có phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền".
Nghĩa là để không phải chia cổ tức tiền mặt, VietinBank vẫn còn cách một bước rất quan trọng nữa là được sự phê duyệt chính thức từ phía Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà ở đây chính là Chính phủ với đại diện là Bộ Tài chính.
Về phía Bộ Tài chính, cơ quan này cũng gặp khó khăn do phải đảm bảo cân đối ngân sách. Hơn nữa, việc ưu tiên cho riêng VietinBank trong khi các ngân hàng gốc quốc doanh khác đều gặp khó khăn về vốn, nhất là khi chỉ tiêu an toàn vốn theo Thông tư 41 chặt chẽ hơn trước nhiều, cũng khiến phát sinh tâm lý đòi công bằng. Còn nếu công bằng, Nhà nước sẽ "thất thu" cỡ trên 6.000 tỷ đồng chỉ riêng với 3 ngân hàng VietinBank, Vietcombank, BIDV (nếu tỷ lệ cổ tức tương đương năm 2016).
Được biết, lần chia cổ tức gần nhất tại VietinBank với tỷ lệ 7% (diễn ra hồi tháng 10/2017, chia cổ tức cho năm 2016), Nhà nước đã thu về tới 1.700 tỷ đồng. Cũng trong nửa cuối năm 2017, Nhà nước đã nhận 2.200 tỷ đồng cổ tức từ BIDV (tỷ lệ cổ tức 7%) và nhận 2.200 tỷ đồng cổ tức từ Vietcombank (tỷ lệ cổ tức 8%).
Sau nửa đầu năm đầy dang dở, tăng vốn ngân hàng vẫn phải chờ tín hiệu mới trong nửa cuối năm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.