Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Với việc có hơn 130 Nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ các quốc gia đến tham dự nhằm trao đổi, tìm kiếm giải pháp lâu dài trong ứng phó biến đổi khí hậu, COP28 được coi là sự kiện đa phương quan trọng nhất về biến đổi khí hậu trong năm nay, đồng thời được kỳ vọng là Hội nghị COP toàn diện nhất, tạo điều kiện cho các khu vực trên thế giới cùng hợp tác, thảo luận để tìm ra các giải pháp thiết thực, khả thi cho cuộc khủng hoảng khí hậu.
Về phần mình, kể từ sau khi tuyên bố cam kết của Việt Nam về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26 (năm 2021), Chính phủ Việt Nam cùng các bộ, ngành, địa phương Việt Nam đã có những hành động quyết liệt và cụ thể nhằm đạt mục tiêu này.
Cùng với nỗ lực của Chính phủ về cam kết xanh hóa của Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính áp dụng các tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) vào hoạt động đầu tư cũng như thúc đẩy nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh có yếu tố bền vững. Chuyển đổi ESG sẽ không chỉ là lựa chọn mà chắc chắn trở thành yếu tố “sống còn” của doanh nghiệp.
Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2017 trở lại đây, tín dụng xanh tăng trưởng bình quân 23%/năm, trong đó nông nghiệp là một trong hai ngành thu hút vốn xanh nhiều nhất với tỉ lệ 31% tổng dư nợ tín dụng xanh. Các chuyên gia tính toán, để đi tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần huy động nguồn lực lên tới 144 tỷ USD, điều này đặt ra vấn đề phải tìm cách khơi thông các dòng vốn xanh.
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới thuộc COP28 diễn ra chiều 1/12/2023, Tập đoàn PAN và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đã tiến hành trao Biên bản ghi nhớ cùng nhau hợp tác triển khai các giải pháp và dịch vụ tài chính ESG.
Theo đó, Standard Chartered Việt Nam hỗ trợ PAN trong việc tiếp cận các giải pháp và dịch vụ tài chính dựa trên các yếu tố môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp (“ESG”) nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các dự án phát triển bền vững của Tập đoàn. Ngoài các khoản tín dụng xanh và/hoặc liên kết bền vững, chương trình cũng hỗ trợ tài chính cho các dự án như phát triển dây chuyền sản xuất hạt điều, thúc đẩy sản phẩm nuôi trồng thủy sản có giá trị gia tăng, và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa.
Tương ứng, các dự án trong chương trình cần đáp ứng các tiêu chí và tuân thủ khung tài chính bền vững của Standard Chartered Việt Nam, cũng như nguyên tắc cho vay xanh hoặc nguyên tắc trái phiếu xanh.
Sự hợp tác này sẽ mở ra cơ hội đối với cả hai bên. Cụ thể, Tập đoàn PAN có thể mở rộng các lựa chọn tài chính của mình đối với những dự án phát triển của Tập đoàn và các công ty con bằng giải pháp liên quan đến ESG. Về phía Standard Chartered Việt Nam, thông qua các giải pháp tài chính ESG với Tập đoàn PAN, ngân hàng có thể hỗ trợ danh sách các dự án xanh của PAN, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường tài chính xanh, từ đó đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững, giảm phát thải, trung hòa carbon đã được Chính phủ cam kết mạnh mẽ.
Trước đó, ngày 27/11, ngay trước thềm Hội nghị COP28, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Đây là đề án có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc tổ chức sản xuất chuỗi giá trị lúa gạo, không chỉ đóng góp quan trọng vào mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 của Việt Nam, mà còn giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của nông dân.
Song hành với đề án cấp Chính phủ, Tập đoàn PAN đã triển khai song song các dự án phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp. Mới đây, Tập đoàn chính thức hợp tác với UBND tỉnh Đồng Tháp xây dựng và triển khai Đề án “Nâng cao thu nhập người trồng lúa” trên địa bàn tỉnh. Theo đó đặt mục tiêu hình thành và phát triển chuỗi lúa gạo đa giá trị, giảm phát thải khí nhà kính, và nâng cao thu nhập cho người nông dân lên 30% đến 2025. Kết quả đạt được tại đề án được kỳ vọng có thể nhân rộng triển khai tại các địa phương khác trong cả nước.
Các đơn vị thành viên tại mảng nông nghiệp của Tập đoàn như Vinaseed, VFC, Vinarice cũng hợp tác với một số đối tác uy tín để triển khai chuỗi giá trị lúa gạo khép kín tại ĐBSCL, từ cung ứng vật tư đầu vào chất lượng, cung cấp giải pháp canh tác tiêu chuẩn, đến bao tiêu sản phẩm đầu ra, chế biến, đóng gói và làm thương hiệu để tiêu thụ. Ở giai đoạn đầu, chuỗi giá trị được triển khai trên phạm vi mô hình, sau đó sẽ được đánh giá và lan rộng theo hiệu quả đạt được tại từng địa bàn.
Ngoài ra, nhiều thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn PAN cũng tham gia vào các dự án của World Bank, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV)… nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững nông nghiệp tại Tây Nguyên & ĐBSCL.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.