Tết cận kề, doanh nghiệp hàng tiêu dùng miền Nam 'tứ bề thọ địch'

Thảo Lê - 02/12/2022 11:07 (GMT+7)

(VNF) - Tỷ giá tăng, lãi suất ngân hàng tăng, xăng dầu tăng, nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng, nhưng giá bán hàng hóa thì không thể tăng tương xứng, do người mua có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Đó là những khó khăn, áp lực rất lớn mà các doanh nghiệp hàng tiêu dùng miền Nam đang phải đối diện, nhất là khi mùa Tết cận kề.

VNF
Người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu

Tăng giá không kịp đà tăng chi phí

Ông Phan Văn Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính: “Có một thực tế là nhiều mặt hàng thực phẩm chế biến càng bán càng lỗ do giá nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng quá nhanh”.

Tính đến giữa tháng 11, giá bán lẻ nhiều loại mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm nhập khẩu đã được điều chỉnh ít tăng nhất 5%- 7% do chi phí nhập khẩu tăng (tỷ giá, phí vận chuyển). Bà Kim Trang, chủ 2 doanh nghiệp chuyên nhập hàng Hàn Quốc cho biết, để hạn chế việc tăng giá mạnh làm người tiêu dùng quay lưng, các cửa hàng đều chọn cách tung ra chương trình khuyến mãi, theo đó hàng cũ (qua mùa, hạn dùng còn ngắn hạn) sẽ giảm giá mạnh 10% - 30%, còn hàng mới đều theo khung giá mới cao hơn.

Theo bà Huỳnh Kim Chi, Chủ tịch HĐQT Công ty Sản xuất Bột Quốc Tế (Intermix), từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu, chi phí vận chuyển tăng vọt nên Intermix cũng phải tăng giá bán để bù đắp chi phí, nhưng tổng mức tăng chưa bằng 50% chi phí đầu vào. Bà Chi cho hay, phần lớn nguyên liệu để sản xuất bột các loại của công ty là nhập khẩu từ các thị trường Thái Lan, Nhật Bản và châu Âu, thanh toán bằng USD. Diễn biến giá USD tăng cao gần đây ước tính đẩy giá thành sản xuất các loại bột tăng ít nhất 15%.

Ghi nhận từ các hệ thống phân phối, từ cuối tháng 10 đến nay, đã có ít nhất 35% - 40% nhà cung cấp (trong đó có các nhà cung cấp lớn dẫn dắt thị trường) mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát và cả rau củ quả đề xuất tăng giá. Điển hình như nhà cung cấp mì ăn liền tập trung tăng giá vào các sản phẩm bán chạy, với mức tăng lên đến hơn 19% so với hồi đầu năm.

Đáng chú ý, hầu hết nhà cung cấp đều chứng minh việc tăng giá là cần thiết và bất khả kháng nên khả năng từ đây đến Tết Nguyên đán 2023, sẽ có nhiều mặt hàng áp dụng giá mới. Từ tháng 11, mặt bằng giá hàng hóa sẽ dần hình thành rõ hơn khi doanh nghiệp khởi động mùa kinh doanh cuối năm.

Dự báo người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Hiện điều các doanh nghiệp lo lắng hơn là sức mua có thể không tăng như các năm trước. Trong bối cảnh thu nhập trung bình chưa tăng kịp so với lạm phát, người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu, bắt đầu từ mặt hàng không thiết yếu tiến đến nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng nhanh...

Ông Phan Văn Dũng cho biết, mặc dù chuyên gia dự báo sức mua vào tháng cuối năm có chuyển biến theo chiều hướng tăng, nhưng ghi nhận tại Vissan, từ đầu năm 2022 đến nay, sức mua khá yếu. Do vậy, nếu sức mua hàng Tết năm nay mà bằng với Tết năm ngoái thì công ty đã cho là điều đáng mừng.

Giá hàng tiêu dùng tăng đang khiến người mua thắt lưng buộc bụng, cân đo đong đếm nhiều hơn. Kết quả sơ bộ từ “Khảo sát mức sống dân cư trong 10 tháng năm 2022” do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy có đến 15,9% hộ dân cư tham gia khảo sát có thu nhập giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Trong các nguyên nhân làm giảm thu nhập, có 71,8% hộ gia đình đánh giá do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; 20% hộ đánh giá do thành viên của hộ mất việc làm/tạm nghỉ việc và 16,3% hộ đánh giá do chi phí đầu vào của các hoạt động sản xuất - kinh doanh tăng. Khảo sát của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện trong tháng 8 cho thấy lạm phát tăng và duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2022 gây sức ép lên sức mua của người tiêu dùng.

Theo bà Phạm Thi Vân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), giai đoạn này, chi phí đầu vào cho sản xuất lẫn phân phối đều bị đội lên, người tiêu dùng lại rất nhạy cảm về giá. Do vậy dự kiến người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu Tết so với những năm trước.

Nỗi lo thiếu vốn

Do năm nay, Tết dương lịch và Tết Nguyên đán tương đối gần nhau nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản sẽ tăng và khá cấp tập trong một giai đoạn ngắn. Do đó, việc chủ động lượng hàng hóa để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng phải chuẩn bị sớm. Thời điểm này, nguồn vốn vẫn là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp.

Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM (HUBA), vấn đề chính hiện nay của các doanh nghiệp thành phố là nguồn vốn. Sau đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã rời bỏ thị trường, chủ yếu do thiếu nguồn vốn và không thể tiếp cận vốn.

Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. HCM (FFA), thời gian qua giá cả đầu vào đồng loạt tăng, đẩy chi phí sản xuất tăng 20% - 30%. Điều này tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành lương thực, thực phẩm và ảnh hưởng đến kế hoạch chuẩn bị hàng tết của doanh nghiệp khi nguồn vốn cần sử dụng tăng cao hơn so với các năm trước. Do vậy các doanh nghiệp mong dễ dàng tiếp cận vốn vay với mức lãi suất phù hợp, giữ vững hoạt động sản xuất trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao.

Một tập đoàn sản xuất thực phẩm cũng đang tìm cách “gõ cửa” các ngân hàng để tìm nguồn vốn nâng cấp máy móc thiết bị và chuẩn bị nguyên liệu sản xuất mùa Tết Quý Mão 2023. Theo đơn vị này, cái khó gần đây là Ngân hàng Nhà nước không chỉ tăng trần lãi suất mà còn hạn chế room tín dụng. Điều này đã khiến các doanh nghiệp rất bị động và không thể xoay xở.

Bà Kim Trang, chủ 2 doanh nghiệp chuyên nhập hàng Hàn Quốc, lấy kinh nghiệm của nhà kinh doanh chuyên nhập hàng bán Tết cho hay, một trong những giải pháp để có thể giữ giá bán lẻ tốt, hạn chế tăng giá là gia tăng số lượng hàng mua, mà muốn thực hiện phải có nguồn vốn lớn. “Doanh nghiệp tư nhân đi vay vốn ngân hàng để nhập hàng tiêu dùng chẳng dễ chút nào”, bà Trang nói.

Lo ngại sức ép lạm phát sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định chi tiêu của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ đã tính toán giải pháp trợ giá đồng thời kích cầu tiêu dùng từ nay đến cuối năm thông qua “chìa khóa” là khuyến mãi.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

(VNF) - Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ và rủng rỉnh tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

(VNF) - Trước khi bị cấm tham gia đấu thầu, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân từng là nhà thầu “quen thuộc” khi liên tục trúng hàng loạt gói thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC).

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.

Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc vào cuối tuần qua. Chuyến thăm làm nổi bật mối quan hệ chiến lược đang phát triển giữa hai nước cũng như mối quan hệ cá nhân của ông Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ tìm cách đưa ra một giải pháp thay thế cho ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

(VNF) - Ngày 19/5, tỷ phú Elon Musk đã tới đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia để ra mắt dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới.

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

(VNF) - Thị trường bất động sản quý I đầu năm sôi động trở lại khi các doanh nghiệp lần lượt bung hàng, nhu cầu tìm mua tăng, lượng hồ sơ nhà đất đều tăng. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, thị trường không duy trì được phong độ “bứt tốc” khi có sự sụt giảm sức mua ở hầu hết phân khúc.

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

(VNF) - Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và công nghệ HVC (HVC Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm vừa được chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Thấy gì trong chiến lược phát triển margin của VPBankS?

Thấy gì trong chiến lược phát triển margin của VPBankS?

(VNF) - Với bệ phóng là ngân hàng “mẹ” VPBank, Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã lọt top 10 CTCK cho vay nhiều nhất. Dư nợ cho vay của VPBankS tại ngày 31/3/2024 đạt gần 9.000 tỷ đồng, bằng hơn 3 lần so với cuối năm 2022.

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

(VNF) - Trước những biến động của thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ra quyết định thanh tra thị trường vàng trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Vinam Land đã thông tin tình hình tài chính năm 2023 với nhiều chỉ tiêu không tích cực. Đáng nói là khoản nợ trái phiếu lên đến 1.500 tỷ đồng.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.