Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng An, giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Theo đó, chương trình đặt ra mục tiêu: cấp điện từ lưới điện quốc gia cho 17 xã, 1,055 triệu hộ dân trên địa bàn 9.890 thôn bản; phát triển lưới điện cung cấp điện cho các trạm bơm tưới quy mô nhỏ và vừa tại Đồng bằng sông Cửu Long tại 13 tỉnh/thành; cấp điện từ nguồn điện năng lượng tái tạo ngoài lưới điện quốc gia khoảng 21.000 hộ; tăng cường cấp điện cho các huyện đảo/xã đảo, hoàn thành cấp điện cho 2 huyện đảo và 3 xã đảo.
Để thực hiện tham vọng nêu trên, chương trình cần khoảng 30.116 tỷ đồng gồm: vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển 2.218 tỷ đồng, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài khoảng 23.381 tỷ đồng, trong đó có 2.525 tỷ đồng vốn không hoàn lại do Bộ Công Thương huy động từ EU) và vốn đối ứng (do các địa phương tự thu xếp khoảng 3.121 tỷ đồng và EVN thu xếp cho các dự án thành phần thuộc chương trình do tập đoàn này thực hiện khoảng 1.397 tỷ đồng).
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng An, do ngân sách nhà nước còn thiếu, các nguồn tín dụng ưu đãi hạn chế, đến nay tổng vốn được giao cho giai đoạn 2016-2020 chỉ là 4.743 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 18,5%, cụ thể: vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước giao trung hạn) là 2.218 tỷ đồng, vốn nước ngoài (vốn ODA không hoàn lại của EU) là 2.525 tỷ đồng.
Về phân bổ vốn, thống kê cho thấy có 17 tỉnh chưa được cấp vốn, 8 tỉnh được cấp vốn dưới 20%, 6 tỉnh cấp vốn 20% - 50% và 5 tỉnh được cấp vốn trên 50%.
Về kết quả thực hiện, có 17 xã được được cấp điện bằng lưới điện quốc gia (đạt 100%), 204 nghìn hộ dân được cấp điện từ các nguồn (đạt 19%), 3 đảo được cấp điện gồm Bạch Long Vĩ, Nhơn Châu, đảo Trần, 89 trạm bơm được cấp điện (đạt 3,26%).
Trong thời gian tới (2021 - 2025), chương trình đặt mục tiêu cấp điện cho 871,2 nghìn hộ dân của 6.811 thôn bản, cho 2.636 trạm bơm quy mô nhỏ và vừa tại Đồng bằng sông Cửu Long và cho các đảo: Cồn Cỏ, Thổ Chu, An Sơn, Nam Du...
Để thực hiện kế hoạch này, chương trình dự kiến cần 21.143 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp tối đa 85%. 15% còn lại do các địa phương và các đơn vị thuộc EVN tự thu xếp.
Được biết, Bộ Công Thương đang đàm phán với EU để thực hiện Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU bổ sung khoảng 71 triệu euro cho chương trình.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đang triển khai lập đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển châu Á(ADB), Ngân hàng Thế giới (WB). Theo đó, Bộ Công Thương đã gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định đề xuất dự án chương trình điện nông thôn, miền núi, hải đảo sử dụng vốn vay ưu đãi của WB khoảng 360 triệu USD, của ADB khoảng 400 triệu USD.
Nhận định nhiệm vụ điện khí hóa nông thôn giai đoạn tới còn rất nặng nề, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cân đối nợ công, được ưu tiên huy động các nguồn vốn vay ODA, vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài bổ sung vào nguồn ngân sách trung ương để thực hiện cấp phát cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.