Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) ngày 26/3 công bố kết luận về điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm rượu vang của Australia. Theo đó, nước này đã nhận thấy “mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá rượu vang Australia và thiệt hại thực chất đối với ngành sản xuất rượu vang của Trung Quốc”.
Do đó, MOFCOM ngày 26/3 thông báo sẽ áp các mức thuế chống bán phá giá dao động từ 116,2% đến 218,4% đối với rượu vang Australia nhập khẩu. Mức thuế này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 28/3 và dự kiến kéo dài trong vòng 5 năm tới.
Dù Chính phủ và Hiệp hội các nhà kinh doanh nông nghiệp và sản xuất rượu vang Australia lên tiếng phản đối, Trung Quốc khẳng định việc áp thuế chống bán phá giá là công bằng và cần thiết để ngăn chặn rượu vang giá rẻ nhập khẩu, thống trị thị trường trong nước.
Động thái này của Trung Quốc đã khiến căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang lên một mức mới.
Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ rượu vang lớn nhất của Australia. Từ năm 2008-2019, xuất khẩu rượu vang của Australia sang Trung Quốc đã tăng từ 73 triệu USD lên hơn 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, sau khi mức thuế mới được áp dụng, giá trị xuất khẩu rượu vang Australia sang Trung Quốc đã giảm gần như bằng 0 trong tháng 12/2020, kéo tổng giá trị xuất khẩu rượu của năm ngoái giảm xuống 14% còn khoảng 710 triệu USD.
Xuất khẩu rượu vang của Australia sang Trung Quốc trong tháng 1 cũng đã sụt giảm xuống dưới 710 nghìn USD, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 116,4 triệu USD vào tháng 10/2020.
Phát biểu trước các phóng viên khi đến thành phố Wiilmington, bang Delaware ngày 26/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã gợi ý với Thủ tướng Anh Boris Johnson về một kế hoạch cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) của Trung Quốc.
Theo Reuters, BRI là kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ USD do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013 liên quan đến các sáng kiến phát triển và đầu tư trải dài từ Đông Á sang Châu Âu.
Mỹ và các nước phương Tây ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc đẩy mạnh BRI để mở rộng sức ảnh hưởng kinh tế và chính trị trên thế giới.
Hơn 100 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để hợp tác trong các dự án BRI như đường sắt, cảng, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác. Theo cơ sở dữ liệu của Refinitiv, tính đến giữa năm ngoái, hơn 2.600 dự án với chi phí 3,7 nghìn tỷUSD được liên kết với sáng kiến BRI.
Thông tin trên được Tổng thống Biden tiết lộ khoảng một ngày sau khi ông cam kết sẽ không để Trung Quốc trở thành quốc gia “giàu có nhất, hùng mạnh nhất” dưới thời của ông.
“Trung Quốc có mục tiêu tổng thể và tôi không chỉ trích mục tiêu của họ. Nhưng họ muốn trở thành quốc gia dẫn đầu, giàu có nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới. Điều đó sẽ không xảy ra dưới sự giám sát của tôi vì Mỹ sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng”, ông Biden tuyên bố trong cuộc họp báo chính thức đầu tiên tại Nhà Trắng ngày 25/3 sau hơn 2 tháng nắm quyền.
Các cuộc biểu tình lớn đã liên tiếp diễn ra trên khắp Myanmar sau khi quân đội lên nắm chính quyền ngày 1/2.
Tuy trong những tuần gần đây, số lượng người biểu tình đã giảm xuống nhưng số người chết lại tăng lên khi đối mặt với sự trấn áp mạnh tay của cảnh sát và binh sĩ.
Reuters ngày 26/3 trích dẫn số liệu của AAPP cho biết, tính đến ngày 25/3, ít nhất 320 người biểu tình Myanmar đã thiệt mạng. Trong đó có ít nhất 25% người tử vong vì bị bắn vào đầu. Tuy nhiên, Reuters không thể xác minh độc lập những con số này.
Trước đó, Reuters ngày 24/3 dẫn nguồn từ một dịch vụ mai táng ở Mandalay (Myanmar) cho hay một bé gái 7 tuổi đã trúng đạn và tử vong khi lực lượng an ninh nổ súng tại một vùng ven thành phố.
Truyền thông địa phương đưa tin lực lượng an ninh nổ súng nhằm vào người cha, nhưng đạn trúng bé gái đang ngồi trong lòng ông. Đây là nạn nhân nhỏ tuổi nhất thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Myanmar.
Chính quyền quân sự trước đó luôn phủ nhận đã sử dụng vũ lực quá mức và khẳng định hành động của họ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trước "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia".
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 26/3 dự báo nền kinh tế Myanmar sẽ giảm 10% vào năm 2021 so với mức tăng trưởng dự kiến trước đó.
Nguyên nhân là nước này "bị ảnh hưởng nặng bởi các cuộc biểu tình, đình công của công nhân và hành động quân sự; gián đoạn các dịch vụ công quan trọng ngoài các dịch vụ ngân hàng, hậu cần và internet".
Ngày 23/3, con tàu container Ever Given dài 400 mét với trọng lượng khoảng 244.000 đã bị vướng vào một trận gió mạnh và bão cát làm tầm nhìn bị giảm và hướng đi thay đổi khiến nó mắc kẹt, nằm chắn ngang Kênh đào Suez (Ai Cập).
Đây là một trong những con tàu chở container lớn nhất thế giới. Những nỗ lực "giải cứu" con tàu này đến nay vẫn chưa có nhiều tiến triển khiến tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
Tờ Lloyd’s List ước tính lưu lượng hàng hóa đi qua kênh đào này theo hướng tây có trị giá khoảng 5,1 tỷ USD mỗi ngày và hướng đông là khoảng 4,5 tỷ USD. Tờ báo này cũng đưa tin hiện có khoảng 165 đến 185 tàu vận chuyển đang chờ để được "thoát" cảnh tắc nghẽn này.
Ngày 25/3, Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) thông báo rằng hoạt động hàng hải trên Kênh đào Suez ở Ai Cập sẽ chỉ nối lại sau khi đưa được còn tàu mắc cạn lên.
Trong trường hợp tàu Ever Given còn mắc kẹt lâu, các tàu vận tải có thể buộc phải chuyển hướng đi vòng qua Vùng Sừng châu Phi, một bán đảo thuộc Đông Phi lấn ra biển Ả Rập vài trăm cây số, và điều này sẽ tăng thêm 7 đến 9 ngày cho một chuyến đi.
Theo các chuyên gia, việc Kênh đào Suez bị tắc nghẽn trong thời gian dài sẽ làm gián đoạn chuỗi thương mại, cũng như khiến giá dầu tăng từ 10% trở lên.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada ngày 22/3 đã phối hợp trừng phạt các quan chức Trung Quốc với cáo buộc vi phạm nhân quyền nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Cụ thể, EU cho biết sẽ áp dụng lệnh trừng phạt cấm đi lại và đóng băng tài sản với 4 quan chức Trung Quốc là những người giữ các chức vụ lãnh đạo tại vùng Tân Cương, và một công ty xây dựng tại Tân Cương.
Động thái này đánh dầu lần đầu tiên kể từ năm 1989 EU ra các lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc với các cáo buộc nhân quyền.
Ngay sau đó, để đáp trả EU, Trung Quốc ngày 22/3 đã áp cấm vận lên 10 cá nhân và 4 tổ chức tại liên minh này với cáo buộc họ "làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc cũng như truyền bá những thông tin dối trá và nguỵ tạo” liên quan đến vấn đề Tân Cương.
Với lệnh này, 10 cá nhân EU bị nhắm tới cùng gia đình họ sẽ bị cấm tới Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Macau.
H&M và nhiều hãng thời trang phương Tây như Nike, Adidas đã vấp phải làn sóng tẩy chay của người dân Trung Quốc sau khi thể hiện sự quan ngại trước tình trạng nhân quyền ở Tân Cương và thông báo không sử dụng bông vải được sản xuất ở khu tự trị này.
Xem thêm >> Myanmar: 320 người biểu tình thiệt mạng, quân đội cảnh báo ‘bắn vào đầu và lưng’
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.