Toàn cảnh thi công Cao tốc Hoà Liên - Túy Loan 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m
Sau năm 2021 khi ngành thép thăng hoa tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh, năm 2022 có lẽ là bức tranh buồn của ngành thép khi khó khăn dồn dập ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Quý III/2022 đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn suy giảm của ngành thép với tiêu thụ sụt giảm và giá bán suy yếu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), cơn bĩ cực sẽ không sớm kết thúc khi ảnh hưởng tiêu cực của các xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế sau Covid và lạm phát khó hạ nhiệt nhanh chóng.
Về triển vọng năm 2023, theo nhận định của một số công ty chứng khoán, ngành thép vẫn chưa có nhiều điểm sáng và phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, nhu cầu thép trong nước có thể tiếp tục suy yếu trong năm 2023 do thị trường bất động sản trì trệ và chính sách tiền tệ thắt chặt. Bộ Xây dựng cho biết, số lượng căn hộ mới được cấp phép xây dựng trong 3 quý đầu năm 2022 giảm 41% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tiến độ của các dự án đang tồn đọng cũng có thể bị chậm lại, do vấn đề thanh khoản của chủ đầu tư bất động sản.
Kênh hộ gia đình (từng có khả năng phục hồi tốt hơn) cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm của nền kinh tế nói chung, với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cao hơn. SSI cho rằng nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể giảm ở mức một con số vào năm 2023.
“Nhìn vào các dữ liệu trong quá khứ có thể thấy ngành thép Việt Nam đã từng đối mặt với điều này trước đây. Doanh thu thép xây dựng giảm 7% so với cùng kỳ trong năm 2022. Tuy nhiên, việc tăng tốc đầu tư công có thể giúp bù đắp một phần nhu cầu thép giảm từ kênh dân dụng”, báo cáo nêu rõ.
Đồng quan điểm, các chuyên gia của VDSC cũng cho rằng đầu tư công có thể hỗ trợ cho tiêu thụ thép nội địa trong năm 2023.
Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tổng vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đạt 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Giải ngân đầu tư công đã tăng tốc dần trong quý IV/2022. Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn khi tổng chi đạt 507,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,6% kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương. Do đó, VDSC cho rằng các nhà sản xuất thép xây dựng có thể hưởng lợi.
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép dự kiến sẽ phục hồi 1% so với cùng kỳ, lên 1,8 tỷ tấn vào năm 2023, sau khi giảm 2,3% trong năm 2022. Nhu cầu ở cả thị trường Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ giảm trong năm tới do suy thoái kinh tế. Nhu cầu tại thị trường ASEAN dự kiến sẽ duy trì ổn định trong năm 2023, sau khi tăng trưởng 4-6% trong năm 2022.
Tuy nhiên, SSI cho biết xuất khẩu sang các đối tác thương mại lâu năm vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng công suất trong những năm gần đây ở các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, và Philippines.
Công ty chứng khoán này dự báo xuất khẩu thép thành phẩm có thể giảm hơn 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.
VDSC thì cho rằng xuất khẩu thép sẽ trầm lắng trong các quý tiếp theo, tuy nhiên sẽ tăng dần từ giữa năm 2023 nhờ nhờ áp lực tăng lãi suất dịu bớt trên toàn cầu. Nhu cầu đầu tư và tiêu dùng toàn cầu và gián tiếp là nhu cầu sử dụng thép đã thu hẹp trong năm 2022 do lãi suất tăng và sức mua suy yếu.
Điều này sẽ còn tiếp diễn khi làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ được dự báo vẫn kéo dài đến tháng 5/2023.
Tuy nhiên, xuất khẩu trong nửa cuối năm 2023 khó bật tăng mạnh, trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại”, báo cáo của VDSC nêu rõ.
Về các thị trường xuất khẩu trên thế giới và trong khu vực, VDSC cho biết, ASEAN được dự báo dẫn đầu tăng trưởng về tiêu thụ thép nhờ định hướng đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng. Châu Âu sẽ đi vào suy thoái nhẹ trong năm 2023 khiến nhu cầu thép của khu vực nay suy giảm liên tục năm thứ hai liên tiếp. Tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng của châu Âu có thể bị giới hạn trong vài năm do giá năng lượng cao.
Về Mỹ, tiêu thụ của thị trường này vẫn tăng trưởng trong năm 2022 và dự phóng trong năm 2023 nhờ nhu cầu ô tô bật tăng sau dịch, chuỗi cung ứng bớt tắc nghẽn và đầu tư cho khai thác năng lượng tăng.
Theo SSI, giá thép và nguyên liệu thô ổn định hơn có thể giúp ổn định lợi nhuận của các công ty thép trong năm 2023. Tuy nhiên, nhu cầu yếu có thể dẫn đến hiệu suất sử dụng thấp, chỉ ở mức 60-75% (so với trên 80% trong năm 2022 và hơn 90% trong năm 2021), gây áp lực lên doanh thu, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm tới.
Ngoài ra, khoảng cách giá giữa Việt Nam và các thị trường khác ngày càng thu hẹp sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn 2020-2021.
“Chúng tôi cho rằng lợi nhuận của ngành thép sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu năm nhưng dần phục hồi vào cuối năm nhờ khả năng phục hồi nhu cầu ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu”, báo cáo của SSI nêu rõ.
Còn theo VDSC, triển vọng phục hồi biên lợi nhuận trong năm 2023 của doanh nghiệp thép không có nhiều điểm sáng.
Theo đó, sau một năm biến động rất mạnh ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraina, giá than luyện cốc, quặng sắt và thép phế sẽ có một năm “êm dịu” hơn khi nhu cầu thép thế giới chưa trở lại mạnh mẽ trong năm 2023.
Tương tự giá thép, giá các nguyên liệu sản xuất thép được kỳ vọng dao động trong biên độ hẹp quanh mặt bằng giá cuối năm 2022 do nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của các nhà máy thượng nguồn trên toàn cầu thấp và chỉ nhỉnh hơn vào cuối năm.
VDSC cho rằng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép sẽ mở rộng nhẹ từ quý III trở đi trên cơ sở phục hồi xuất khẩu.
Tuy nhiên, gánh nặng VND mất giá và lãi suất tăng vẫn lớn. Các doanh nghiệp đang và sẽ giới hạn tác động của vấn đề tỷ giá và lãi suất thông qua thắt chặt nhu cầu vay mượn và quản trị vốn lưu động chặt chẽ hơn.
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m