Thời hạn 24 tháng để đầu tư dự án nghìn tỷ: Làm khó doanh nghiệp?
PV -
14/03/2024 17:05 (GMT+7)
(VNF) - Bệnh viện Quốc tế Sao Mai, cao 19 tầng (1 tầng hầm, 18 tầng nổi, công suất thiết kế 450 giường, diện tích sử dụng 3,44 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.280 tỷ đồng do Sao Mai Group làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhiều năm qua, dự án này vẫn chưa thể khởi động xây dựng.
Bày tỏ về hiện trạng này, phía doanh nghiệp (DN) cho biết, nhà đầu tư không ai muốn dự án bị “đắp chiếu”, thực trạng trên đây có những nguyên nhân khách quan mà nhà đầu tư hoàn toàn bị động.
Theo DN, chủ trương xây dựng bệnh viện của Tập đoàn Sao Mai là bệnh viện số hóa nên việc chọn lựa đối tác nước ngoài cung cấp máy móc trang thiết bị đạt chuẩn phù hợp điều vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân trong - ngoài nước và phát triển bệnh viện bền vững lâu dài.
Chính vì vậy, trong quá trình lựa chọn đối tác, có 2 đơn vị nước ngoài là Siemens của Đức và Senhaku của Nhật Bản đã đề xuất hợp tác cung cấp máy móc, trang thiết bị y tế và đào tạo nhân sự vận hành bệnh viện. Do có sai khác nhiều về giải pháp thiết kế, phương thức vận hành và tổng mức đầu tư nên Sao Mai cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Sau đó, Sao Mai đã lựa chọn được Senhaku là “người đồng hành” trong việc cung cấp trang thiết bị y tế theo chuẩn công nghệ 4.0 (dự kiến tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng). Hai bên cũng đã thống nhất 1 số điều khoản và dự kiến sẽ tiến hành ký kết Biên bản Hợp tác (MOU).
Tuy nhiên, thời điểm đó, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc hợp tác giữa Sao Mai - Senhaku cũng bị “giãn cách xã hội”. Hai bên gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển, thương thảo và thậm chí nhân sự của đối tác đã có sự thay đổi nên dẫn đến sự đình trệ ngoài mong muốn.
Ngoài ra, về mặt khách quan, do những biến động chính sách ở địa phương và cơ quan quản lý cũng tác động không nhỏ tới quá trình hoàn thiện dự án. Nhiều văn bản pháp lý liên quan đến xây dựng, đầu tư, chính sách thuế đã được xét duyệt thì chỉ sau 1 thời gian ngắn gần như không còn hiệu lực, buộc nhà đầu tư phải chờ hoặc làm mới lại từ đầu.
Chính những bất cập trong cơ chế xin - cho thủ tục đầu tư và triển khai dự án đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoàn thiện thủ tục dự án… đẩy dự án đến tình trạng đắp chiếu trong sự bất lực của nhà đầu tư.
Qua phân tích trên thực tế, nhiều chuyên gia bày tỏ, có nhiều quy định hiện gây khó cho DN và gần như không thể vượt qua.
Trước hết, thời gian 24 tháng là rất bất cập cho một dự án nghìn tỷ, hàng nghìn dự án đều không thể vượt qua ngưỡng 24 tháng với thủ tục hành chính phức tạp như hiện nay. Bên cạnh đó, dịch bệnh kéo dài hơn 2 năm qua, gây ách tắc đi lại, nhiều đơn vị chưa sẵn sàng gấp rút để hổ trợ nhà đầu tư.
Trong khi đó, một dự án có yếu tố hợp tác với nước ngoài phải đàm phán với đối tác chiếm rất nhiều thời gian, đặc biệt đối với lĩnh vực y tế đang được siết chặt liên quan đến nhiều bộ ngành và các sở ngành địa phương cần phải có sự chuẩn bị rất chi tiết và chịu sự giám sát của nhiều cơ quan.
Vì thế, nhiều DN cho rằng, khung quy định 24 tháng cho một dự án lớn nhỏ như nhau là điều bất lợi cho các dự án có quy mô đầu tư lớn.
Từ những nguyên nhân trên đây, không chỉ có dự án Bệnh viện Quốc tế Sao Mai mà hàng loạt dự án của các nhà đầu tư lớn ở nhiều lĩnh vực khác trên cả nước cũng rơi vào tình cảnh đình trệ.
Một chuyên gia về đầu tư bày tỏ, trong vòng 24 tháng là thời hạn để cho nhà đầu tư xin - lập - triển khai dự án thì quả là một khoảng thời gian vô cùng “cập rập”. Do vậy, rất khó cho nhà đầu tư nào khi muốn đáp ứng được những yêu cầu thủ tục. Vì thế, việc địa nhiều phương thu hồi một dự án là câu chuyện ‘bất đắc dĩ’ trong tình hình hiện nay cho dù không ai muốn điều trên.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone